Khấu hao là gì – Cách tính khấu hao chuẩn để áp dụng
Khấu hao là một thuật ngữ rất quen thuộc trong lĩnh vực kinh tế, nhất là đối với các nghiệp vụ kế toán. Nắm được khấu hao là gì và các phương pháp khấu tính hao hợp lý với lợi ích kinh tế mà tài sản mang lại cho doanh nghiệp. Điều này cũng giúp bạn quản lý các thiết bị, tài sản cố định trong doanh nghiệp một các hiệu quả.
Vậy khấu hao là gì và các phương pháp tính khấu hao như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cũng cấp những thông tin giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về khấu hao tài sản cố định. Cùng Góc tài chính tham khảo nội dung này ngay sau đây nhé.
Khấu hao là gì?
Tài sản cố định là những tài sản hay còn gọi là tư liệu sản xuất được dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Loại tài sản này thường lớn và có tham gia vào nhiều kỳ sản xuất sản phẩm. Do đó để dễ dành hạch toán cũng như sử dụng hiệu quả tài sản cố định thì đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện khấu hao.
Định nghĩa khấu hao
Khấu hao được hiểu là việc tích toán, định giá và phân bổ có hệ thống giá trị của tài sản cố định. Do sự hao mòn của tài sản sau một quãng thời gian đưa vào sử dụng. Doanh nghiệp cần thiết phải thực hiện khấu hao để hoạt động sản xuất được hiệu quả. Khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp là các nghiệp vụ tính toán, phân bổ giá trị của chúng sau một thời gian sử dụng do hao mòn.
Ý nghĩa của khấu hao
Việc khấu hao trong doanh nghiệp mang một số ý nghĩa sau:
- Khấu hao TSCĐ một cách hợp lý giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn cố định của mình.
- Thông qua việc khấu hao TSCĐ có thể giúp doanh nghiệp thu hồi được đầy đủ vốn cố định khi hết thời gian sử dụng.
- Ngoài ra, khấu hao TSCĐ còn là nhân tố quan trọng để xác định giá thành sản phẩm. Cũng như để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Không những thế, việc tính khấu hao hợp lý và chính xác cũng là cơ sở để tính toán việc tái đầu tư và tái sản xuất.
Các phương pháp tính khấu hao là gì cho ví dụ
Khấu hao TSCĐ được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc này được tính trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng TSCĐ đó. Hiện nay có 3 phương pháp tính khấu hao TSCĐ cơ bản, cụ thể như sau:
Khấu hao theo đường thẳng
Đây được xem là một phương pháp tính khấu hao TSCĐ đơn giản nhất. Trong đó mức khấu hao là như nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. Phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thằng trong doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định/Thời gian sử dụng
Lưu ý:
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
- Doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ nếu thời gian và giá trị TSCĐ có thay đổi. Thực hiện bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ. Xác định dựa trên chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng.
- Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế. Tính dựa trên nghiệp vụ đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.
Ví dụ: Một tài sản cố định có giá trị 100 triệu đồng, thời gian sử dụng 5 năm. Cho rằng TSCĐ này khấu hao hết giá trị trong thời gian sử dụng. Theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng như thì giá trị khấu hao theo từng năm sẽ là:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định = 100 triệu/5 năm = 20 triệu đồng/ năm.
Khấu hao theo khối lượng sản phẩm
Công thức tính phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm:
Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.
Trong đó:
- Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá TSCĐ chia số lượng theo công suất thiết kế.
- Trong trương hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi. Thì doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.
Ví dụ: Công ty A mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá là 450.000.000 đồng. Công suất thiết kế của máy ủi là 30m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi là 2.400.000 m3. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này được thể hiện trong bảng sau:
Tháng | Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) | Tháng | Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) |
1 | 14.000 | 7 | 15.000 |
2 | 15.000 | 8 | 15.000 |
3 | 18.000 | 9 | 16.000 |
4 | 16.000 | 10 | 16.000 |
5 | 15.000 | 11 | 18.000 |
6 | 15.000 | 12 | 18.000 |
Mức khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị SP = 450.000.000 đồng/ 2.400.000 m3 = 187.5 đồng/m3
Mức trích khấu hao theo khối lượng của máy ủi đất:
Tháng | Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) | Tháng | Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) |
1 | 14.000 x 187.5 | 7 | 15.000 x 187.5 |
2 | 15.000 x 187.5 | 8 | 15.000 x 187.5 |
3 | 18.000 x 187.5 | 9 | 16.000 x 187.5 |
4 | 16.000 x 187.5 | 10 | 16.000 x 187.5 |
5 | 15.000 x 187.5 | 11 | 18.000 x 187.5 |
6 | 15.000 x 187.5 | 12 | 18.000 x 187.5 |
Tổng | 35.437.500 |
Khấu hao theo số dư giảm dần có điều kiện
Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x hệ số điều chỉnh
Và tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng:
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%) = 100/Thời gian trích khấu hao của TSCĐ
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của TSCĐ theo quy định:
Thời gian trích khấu hao TSCĐ | Hệ số điều chỉnh |
Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) | 1.5 |
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm ) | 2 |
Trên 6 năm (t > 6 năm) | 2.5 |
Ví dụ: Công ty Touri Shop mua một thiết bị đo lường với nguyên giá là 40.000.000 đồng. Thời gian sử dụng của TSCĐ này là 4 năm. Cách tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh như sau:
Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng (%):
(1/4) x 100% = 25%
Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh (t = 4):
25% x 2 = 50%
Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ:
Năm thứ | Giá trị còn lại đầu năm của TSCĐ | Mức khấu hao hàng năm | Mức khấu hao hàng tháng | Khấu hao lũy kế cuối năm |
1 | 40.000.000 | 20.000.000 x 40.000.000 x 50% | 1.666.666 | 20.000.000 |
2 | 20.000.000 | 10.000.000 x 20.000.000 x 50% | 833.333 | 30.000.000 |
3 | 10.000.000 | 5.000.000 x 10.000.000 x 50% | 416.666 | 35.000.000 |
4 | 10.000.000 | 5.000.000 x 10.000.000 x 50% | 416.666 | 40.000.000 |
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin về Khấu hao là gì? Cũng như các phương pháp tính khấu hao là gì cho ví dụ. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Chúc bạn luôn vui khỏe và thành công trong cuộc sống.