Biên lợi nhuận là gì? Phân loại và ý nghĩa của biên lợi nhuận

Với những ai đang kinh doanh chắc hẳn sẽ rất quan tâm đến biên lợi nhuận. Có những loại biên lợi nhuận nào và ý nghĩa của biên lợi nhuận là điều mà một người kinh doanh quan tâm. Cùng bài viết tìm hiểu kỹ hơn về biên lợi nhuận là gì nhé.

Tạo ra lợi nhuận luôn là mục tiêu chính và quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp dù hoạt động ở bất cứ lĩnh vực hay ngành nghề nào. Để đánh giá và phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp, các nhà điều hành, các chuyên gia phân tích kinh tế và các cổ đông phải dựa trên nhiều chỉ số. Một trong số đó là biên lợi nhuận, Nắm vững về biên lợi nhuận sẽ giúp phân tích và đánh giá hoạt động doanh nghiệp chính xác hơn.

Biên lợi nhuận là gì?

Để có thể hiểu hơn về kinh doanh và các phần của lợi nhuận. Bạn cần nắm một số công thức và khái niệm sau.

Lợi nhuận là gì?

Lợi nhuận (Profit) của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian xác định.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.

Biên lợi nhuận là gì?

Biên lợi nhuận (Profit Margin) hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận, được hiểu là mức chênh lệch giữa giá bán của một sản phẩm và chi phí sản xuất cộng thêm với các chi phí tiêu thụ của sản phẩm đó.

cùng tìm hiểu về biên lợi nhuận

Hay hiểu một cách đơn giản hơn, biên lợi nhuận được tính bằng cách lấy tổng thu nhập hoặc lợi nhuận ròng chia cho doanh thu của doanh nghiệp trong cùng một hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó chúng ta sẽ sẽ biết được một đồng từ doanh thu sẽ tạo ra tương ứng bao nhiêu đồng thu nhập.

Phân loại biên lợi nhuận

Hiện nay, các doanh nghiệp thường xem xét 2 tỷ suất lợi nhuận là biên lợi nhuận gộpbiên lợi nhuận ròng.

Biên lợi nhuận gộp – Gross profit margin

Biên lợi nhuận gộp thường được áp dụng cho một sản phẩm hoặc một dòng sản phẩm cụ thể thay vì cho toàn bộ doanh nghiệp.

Tỷ số này sẽ cho thấy hiệu suất sử dụng lao động cũng như vật tư,nguyên liệu trong quá trình doanh nghiệp thực hiện sản xuất một sản phẩm. Khi áp dụng chỉ số này, doanh nghiệp sẽ thiết lập kế hoạch thu mua các nguyên vật liệu với các nhà cung cấp, chính sách giá hợp lý nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất và có khả năng cạnh tranh cao nhất.

Công thức tính:

Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp (Doanh thu – Giá vốn hàng bán) / Doanh thu

Ví dụ: Doanh thu của 1 công ty là 100 triệu , tổng chi phí lao động + nguyên vật liệu = 60 triệu.

Lợi nhuận gộp = 100 triệu – 60 triệu = 40 triệu

Biên lợi nhuận gộp = 40 triệu/100 triệu = 40%

Nếu một doanh nghiệp có biên lợi nhuận gộp cao sẽ để dư được chi phí nhiều và chi được cho các hoạt động kinh doanh và các hoạt đông khác như nghiên cứu, phát triển & tiếp thị sản phẩm.

Biên lợi nhuận ròng – Net profit margin

Biên lợi nhuận ròng là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp sau khi đã loại bỏ toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ. Một doanh nghiệp có chỉ số biên lợi nhuận ròng cao và tăng trưởng là một dấu hiệu tốt. Chứng minh doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn khi có thể tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn từ một đồng doanh thu.

Biên lợi nhuận là gì?

Biên lợi nhuận ròng thấp cho thấy doanh nghiệp đang gặp một số vấn đề cản trở lợi nhuận như các chi phí không cần thiết, năng suất, năng lực quản lý…

Công thức biên lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận ròng= Lợi nhuận ròng sau thuế/Doanh thu thuần

Ví dụ: Nếu 1 công ty mà tạo ra thu nhập sau thuế là 100 triệu và doanh số bán hàng là 1 tỷ thì biên lợi nhuận ròng sẽ đạt 10%.

Xem thêm: Vòng quay vốn lưu động là gì

Tại sao lại sử dụng biên lợi nhuận để đánh giá hoạt động kinh doanh?

Biên lợi nhuận giúp nhà đầu tư nhận định được việc bố trí kinh doanh và chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh có mang lại hiệu quả kinh tế hay không. Đó cũng được xem là một chỉ số về chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó. Tỷ số này có thể đem lại cái nhìn sâu hơn về hiệu suất quản lý.

Biên lợi nhuận thấp cho thấy doanh số bán hàng bị giảm, lợi nhuận từ đó cũng giảm dẫn tới rủi ro cao, nếu không có phương án chấn chỉnh có thể dẫn đến doanh nghiệp bị phá sản.

Hạn chế của biên lợi nhuận

Sự hiệu quả của tỷ số biên lợi nhuận ở các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực sản kinh doanh. Rất khó để có thể so sánh được chính xác giữa các doanh nghiệp khác ngành nghề.

Cần kết hợp các chỉ số tài chính khác cùng với biên lợi nhuận để có cái nhìn tổng quát, khách quan và chính xác nhất để phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Lời kết

Giờ thì các bạn đã hiểu rõ hơn về biên lợi nhuận rồi đúng không nào? Đây là những kiến thức cần thiết và rất bổ ích cho hoạt động điều hành, đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp, đừng quên thường xuyên truy cập vào goctaichinh.com/ để tham khảo, cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị trong lĩnh vực tài chính nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button