COO là gì? Sự khác biệt giữa CEO và COO trong doanh nghiệp

COO là gì? Sự khác nhau giữa CEO và COO là gì? Đây là 2 trong số rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến vị trí của COO trong một công ty. Bởi lẻ đối với các công ty quốc tế thì COO có vẻ khá quen thuộc. Nhưng ở Việt Nam thì COO là gì vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ. Và nhiều người thông thường sẽ khó phân biệt được sự khác nhau giữa CEO và COO là gì.

Bài viết dưới đây Goctaichinh.com sẽ giúp bạn làm rõ những thông tin liên quan đến vấn đề này. Cùng theo dõi nội dung ngay sau đây nhé!

COO là gì?

COO là từ viết tắt của Chief Operations Officer, nghĩa là “Giám đốc điều hành” trong tiếng Việt. Đây là một trong những lãnh đạo cao cấp nhất trong một tổ chức. Và một cấu thành của the C-suite hay còn gọi là “bộ C”. Hiểu đơn giản thì đây là những chức danh quản lý với từ “Chief”.

COO chịu trách nhiệm về các hoạt động hàng ngày của công ty. COO thường xuyên báo cáo với giám đốc điều hành cấp cao nhất, hay gọi là Tổng Giám đốc điều hành (CEO).

COO là gì?

Trong tiếng Việt, người ta thường xem COO là Giám đốc điều hành. Tuy nhiên đối với các nước ở phương Tây, khi Tổng giám đốc điều hành (CEO) hay Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chairman) là nhà điều hành cấp cao nhất. Thì lúc này COO có thể được coi là Chủ tịch (President) của công ty.

Các loại COO

Nhìn chung thì COO được phân làm 7 loại cơ bản. Cụ thể như sau:

  • Người thực thi: người giám sát việc thực hiện các chiến lược của công ty.
  • COO thực hiện các tác nhân thay đổi: người dẫn đầu các sáng kiến mới.
  • Người cố vấn: người được thuê để tư vấn cho các thành viên trong nhóm công ty trẻ hơn hoặc mới hơn.
  • Một COO “MVP”: người được thăng chức trong nội bộ để đảm bảo rằng anh ta không đào tẩu sang công ty đối thủ.
  • COO bổ sung: người được đưa vào để bổ sung cho CEO.
  • COO đối tác: người được đưa vào làm cánh tay phải của CEO.
  • Người thừa kế rõ ràng trở thành COO để học hỏi từ CEO, để cuối cùng đảm nhận vị trí CEO.

Một số thuật ngữ liên quan đến COO là gì?

Bên cạnh COO, thì CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO,... cũng là những thuật ngữ chức danh viết tắt. Các thuật ngữ này được sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong các công ty nước ngoài. Vậy các thuật ngữ viết tắt các chức danh CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

  • CEO là tên viết tắt của (Chief Executive Officer): Giám đốc điều hành.
  • CFO là tên viết tắt của (Chief Finacial Officer): Giam đốc tài chính.
  • CPO là tên viết tắt của (Chief Production Officer): Giám đốc sản xuất.
  • CCO là tên viết tắt của (Chief Customer Officer): Giám đốc kinh doanh.
  • CHRO là tên viết tắt của (Chief Human Resources Officer): Giám đốc nhân sự.
  • CMO là tên viết tắt của (Chief Marketing Officer): Giám đốc Marketing.

Phân tích sự khác biệt giữa CEO và COO

Cả CEOCOO đều có gọi chung là “giám đốc điều hành”. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì CEO thường được gọi quen thuộc hơn với nghĩa “tổng giám đốc”. Trong những công ty quy mô lớn ở phương Tây thì CEO đóng vai trò là người quan trọng nhất. CEO có nhiệm vụ điều hành cũng như ra quyết định tất cả mọi hoạt động của công ty.

Như vậy CEO được ví như “thủ lĩnh tối cao” của công ty. Hoặc ở Việt Nam người ta hay gọi CEO là “thủ trưởng”, người có quyền ra quyết định cho mọi hoạt động của công ty. Công ty thành công là nhờ sự lèo lái khéo léo của người đứng đầu.

Coo là gì? Sự khác biệt giữa CEO và COO
Coo là gì? Sự khác biệt giữa CEO và COO

CEO vai trò lớn hơn COO, tức là chức vụ của CEO sẽ lớn COO. COO có vai trò làm việc với các cán bộ cấp khác của công ty. Ví dụ như CFO (Giám đốc tài chính), CTO (Giám đốc công nghệ),… Và có nhiệm vụ  báo cáo trực tiếp công việc lại cho CEO.

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản nếu CEO là “Tổng giám đốc” thì COO tương đương với “Phó tổng giám đốc”. Như vậy, nếu so sánh CEO là “cái đầu” thì COO sẽ là “cánh tay phải đắc lực” của ông ta.

Trường hợp nếu trong công ty CEO kiêm luôn vai trò Chủ tịch (President). Thì lúc này COO sẽ kiêm nhiệm vai Phó chủ tịch (Vice President). Như vậy, không phải công ty nào cũng có chức danh COO, tùy do tổ chức đó có quy định hay không. Đa phần các công ty quy mô vừa và nhỏ không cần COO. Những công ty cực lớn mới cần COO để giảm tải công việc cho CEO.

Quyền và trách nhiệm, nhiệm vụ của một COO là gì?

COO chủ yếu tập trung vào việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty, theo mô hình kinh doanh đã thiết lập. Trong khi CEO quan tâm hơn đến các mục tiêu dài hạn và triển vọng công ty phát triển trong tương lai. Nói cách khác, CEO đưa ra kế hoạch, trong khi COO thực hiện chúng. Vậy thực chất quyền và trách nhiệm, nhiệm vụ của một COO là gì? Hãy theo dõi nội dung sau đây.

Quyền của COO là gì?

  • Có quyền vạch kế hoạch, nêu ý kiến, phủ quyết.
  • Có quyền sát hạch kiểm tra tình trạng hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận dưới quyền.
  • Có quyền chỉ đạo và sát hạch của quản lý các bộ phận dưới quyền.
  • Có quyền đưa ra ý kiện với những quyết định của tổng giám đốc.

Trách nhiệm của COO là gì?

  • Tổ chức và điều hoà công việc. Từ đó hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm của công ty.
  • Tổ chức và thúc đẩy kế hoạch phát triển công ty trung và dài hạn.
  • Nếu thông tin điều tra sai lệch nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới quyết sách gây tổn thất lớn cho công ty. Thì COO sẽ chịu trách nhiệm kinh tế và hành chính,…

Nhiệm vụ của COO là gì?

  • Xây dựng quy tắc kinh doanh của công ty, lập hệ thống kế hoạch làm việc trong năm,… Sau khi được CEO phê chuẩn thì giám sát việc thực hiện.
  • Cung cấp số liệu và báo cáo nghiên cứu cụ thể cho những vấn đề quan trọng. Định kỳ phân tích và dự đoán tình hình kinh doanh của công ty.
  • Quản lý, điều hoà công việc của bộ phận thị trường, kỹ thuật,… Đảm bảo phát huy toàn diện chức năng của hệ thống kinh doanh. Báo cáo những vấn đề quan trọng lên CEO .
  • Phụ trách tổ chức xây dựng chế độ trách nhiệm kinh tế của công ty, quy tắc cụ thể về chế độ sát hạch và công tác sát hạch, đánh giá sát hạch và kịp thời công bố theo tháng.
  • Chỉ huy thực hiện phương án thiết kế tổng thể của hệ thống kinh doanh, chịu trách nhiệm về phương án dự toán đầu tư kinh doanh của toàn kinh doanh, sau khi được phê chuẩn thì tổ chức thực hiện.
  • Nắm chắc sự biến động và xu hướng của ngành công nghệ thông tin trong và ngoài nước, đánh giá ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật, đưa ý kiến và đề nghị về việc áp dụng kỹ thuật công nghệ trong các hoạt động của công ty.
  • Phụ trách cung cấp báo cáo tổng hợp về công việc cho các cơ quan kiểm tra, đánh giá hiệu suất làm việc và xử lý các vấn đề, định kỳ nghe báo cáo từ cấp dưới và đánh giá công việc.

Những điều cần có để trở thành một COO là gì?

Ngoài các yêu cầu về trình độ học vấn và kinh nghiệm. Thì bên cạnh đó các tổ chức tìm kiếm các ứng viên COO cũng có các kỹ năng mềm sau:

  • Khả năng lãnh đạo: Một COO phải có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc. Có sự nhạy bén trong kinh doanh và khả năng quản lý, lãnh đạo và giám sát hiệu quả một nhóm đa ngành.
  • Chiến lược: Họ phải xuất sắc về tư duy chiến lược, cởi mở với những quan điểm mới và những cách tốt hơn để thực hiện công việc. Thêm nữa COO phải là người có óc sáng tạo, có tầm nhìn xa và quản lý tốt sự đổi mới
  • Định hướng hoàn thành: COO phải hướng tới kết quả.
  • Hiểu về tài chính: COO phải có hồ sơ theo dõi về quản lý tài chính thành công.
  • Kỹ năng ra quyết định: Một COO thành công phải có kỹ năng ra quyết định vượt trội.
  • Ủy quyền: Phải có khả năng ủy quyền hiệu quả.
  • Giao tiếp: COO phải có kỹ năng giao tiếp với khả năng giải quyết vấn đề, xây dựng sự đồng thuận giữa các nhóm các bên liên quan đa dạng lẫn bên trong và bên ngoài. Ngoài ra, COO cần có kinh nghiệm trong việc đàm phán và hòa giải xung đột.

Lời kết

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn trả lời những câu hỏi COO là gì? Sự khác nhau giữa CEO và COO là gì? Cũng như người làm COO có những chức trách như thế nào. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Chúc bạn luôn vui khỏe và thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button