Giải ngân là gì? Các hình thức, thủ tục và quy trình giải ngân

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp từ khóa “giải ngân” ở đâu đó. Thuật ngữ này thường xuyên xuất hiện trên những trang báo mạng hay tờ rơi liên quan đến vay vốn. Khi vay tiền thì giải ngân là hoạt động từ ngân hàng hoặc các đơn vị vay tiền đưa xuống cho khách hàng.

Những chương trình hỗ trợ tài chính luôn được quảng cáo kèm theo “giải ngân nhanh”. Vậy bạn đã biết rõ giải ngân là gì chưa? Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn giải ngân nghĩa là gì? Thủ tục và quy trình giải ngân được thực hiện như thế nào?

Giải ngân là gì?

Giải ngân là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực vay vốn ngân hàng hay các hỗ trợ tài chính. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản là khoản thanh toán mà ngân hàng hay tổ chức tín dụng sẽ trao cho người đi vay. Được thực hiện dựa theo thỏa thuận của hợp đồng đã được kí kết giữa 2 bên.

Giải ngân là gì
Giải ngân là gì

Việc giải ngân sẽ được thực hiện sau khi hoàn thiện hồ sơ và hợp đồng. Các bên thực hiện đầy đủ thủ tục vay và được ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng chấp thuận hồ sơ vay vốn. Giải ngân có thể được thực hiện 1 lần. Hoặc có thể chia thành nhiều lần tùy thuộc vào thỏa thuận giữa 2 bên.

Sau khi thủ tục giải ngân được chấp nhận và hoàn tất. Người nhận giải ngân có thể được trao nhận dưới nhiều hình thức như tiền mặt, séc, thẻ tín dụng,…

Các hình thức giải ngân

Sau khi biết được giải ngân là gì, tiếp đến tìm hiểu về các hình thức giải ngân là thế nào. Tùy vào mục đích của khách hàng, giải ngân sẽ được phân ra làm nhiều hình thức. Ví dụ như: giải ngân một  lần, giải ngân phong tỏa, giải ngân không phong tỏa,…

Trong đó giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa là 2 hình thức phổ biến. Các hình thức này thường được ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính lựa chọn áp dụng hiện nay.

Giải ngân phong tỏa

Đặc điểm của hình thức này là khoản vay đã được giải ngân, khách hàng đã nhận được tiền trong tài khoản. Tuy nhiên, khách hàng chưa thể rút được ngay số tiền này ra để sử dụng. Thông thường giải ngân phong tỏa được áp dụng cho mục đích mua hàng hóa, sản phẩm, bất động sản, xe,…

Theo đó thì khoản tiền này sẽ bị khóa tạm thời. Việc phong tỏa sẽ được thực hiện tới khi khách hàng hoàn thành việc mua bán hàng hóa, tài sản. Hoặc hoàn tất đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan có thẩm quyền như mục đích ban đầu trong hồ sơ vay vốn.
Giải ngân phong tỏa là gì?
Với hình thức này, khoản tiền mà bên nhận đang gửi tiết kiệm vào ngân hàng bởi lãi suất. Thì vẫn sẽ được tính tương đương với lãi suất của thị trường. Giải ngân phong tỏa thường được áp dụng với gói vay mua nhà trả góp.

Giải ngân phong tỏa được xem hình thức giải ngân an toàn với cả người đi vay vốn và ngân hàng. Điều này nhằm mục đích để ngân hàng không bị thất thoát khoản cho vay. Và đồng thời chắc chắn người đi vay sẽ được sang tên sổ đỏ.

Giải ngân không phong tỏa

Đây chính là hình thức ngược lại với giải ngân phong tỏa. Nghĩa là khách hàng có thể nhận được khoản vay trong tài khoản tín dụng. Đồng thời có thể rút ra để sử dụng ngay hoặc khoản vay có thể được chuyển trực tiếp cho bên thứ 3.

Giải ngân không phong tỏa là gì?

Giải ngân không phong tỏa có rủi rỏ khá cao với phía ngân hàng. Vậy nên hình thức này thường được áp dụng với các khoản vay nhỏ và chỉ được áp dụng với một số chi nhánh, ngân hàng. Lợi ích hình thức này đem lại cho khách hàng là nhanh chóng và tiện lợi. Theo đó khách hàng có thể nhận được khoản vay và sử dụng ngay mà không cần chờ đợi.

Để hạn chế rủi ro tối đa, một số ngân hàng còn yêu cầu chứng minh khả năng sang tên thì mới được giải ngân. Do đó bạn sẽ cần đóng thêm một khoản phí khác nữa. Giải ngân không phong tỏa thường không được khuyến khích và ít được áp dụng hơn so với hình thức giải ngân phong tỏa,…

Thủ tục giải ngân

Việc giải ngân mất nhiều thời gian nếu bạn không biết thủ tục giải ngân là như thế nào. Vậy nên, để chuẩn bị hồ sơ giải ngân đầy đủ và quá trình thực hiện nhanh chóng, thuận lợi. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Hồ sơ pháp lý: CMND/CCCD, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn. Hoặc là giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của khách hàng vay.
  • Hồ sơ tài chính: Tất cả giấy tờ chứng minh thu nhập. Hợp đồng lao động còn thời hạn, bảng lương, sao kê lương đối với nguồn thu từ lương. Hoặc giấy đăng ký kinh doanh, sổ sách bán hàng, hóa đơn đối với nguồn thu từ kinh doanh. Giấy tờ chứng minh sở hữu, chứng minh thu nhập từ tài sản cho thuê đối với nguồn thu từ cho thuê tài sản.
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo: Đối với tài sản đảm bảo là nhà đất bạn cần cung cấp sổ đỏ, sổ hồng. Và với các tài sản như ô tô bạn cần chuẩn bị Giấy đăng ký xe.
  • Hồ sơ mục đích sử dụng vốn: Các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Ví dụ như hợp đồng mua bán, giấy đặt cọc, thông báo nộp tiền đối với mục đích mua nhà, mua xe,… Hoặc bản dự toán xây sửa nhà, dự toán chi phí đối với mục đích xây sửa nhà. Giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính, nhu cầu vốn tương lai đối với mục đích kinh doanh.

Quy trình giải ngân

Quy trình giải ngân thực chất chính là quy trình vay vốn ngân hàng. Vậy giải ngân được thực hiện như thế nào? Dưới đây là 5 bước trong quy trình giải ngân mà bạn cần nắm rõ.

Bước 1: Thu thập và xác thực thông tin khách hàng

Khách hàng bắt buộc phải kê khai thông tin vay vốn tại Ngân hàng. Các thông tin kê khai gồm các thông tin cá nhân người đi vay. Và mục đích vay vốn là vay tiêu dùng hay vay vốn kinh doanh. Chứng minh khả năng hoàn trả vốn, các tài sản đảm bảo là gì,… Chuyên viên ngân hàng có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ. Sau đó xác thực tính chính xác của những thông tin được cung cấp từ khách hàng.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thủ tục

Với mỗi ngân hàng khác nhau sẽ yêu cầu chuẩn bị hồ sơ vay khác nhau. Hồ sơ này là tiền đề quyết định việc ngân hàng có chấp nhận cho bạn vay vốn hay không. Vì vậy, các bước chuẩn bị hồ sơ cần được đảm bảo cẩn thận và chính xác. Các loại hồ sơ cơ bản cần có khi vay gồm:

  • Hồ sơ pháp lý.
  • Hồ sơ tài chính.
  • Hồ sơ mục đích sử dụng vốn.
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo.
  • Một vài giấy tờ ngân hàng cần cung cấp thêm.

Bước 3: Thẩm định khách hàng

Sau khi hoàn tất thực hiện hai bước trên, chuyên viên tín dụng sẽ tiến hành thẩm định khách hàng. Thẩm định là quá trình chuyên viên tín dụng xem xét lại độ chính xác của bộ hồ sơ khách hàng cung cấp. Thực hiện đối chiếu và xác minh thông tin khách hàng. Từ đó xác định khách hàng có phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng hay không.
Bên cạnh đó, chuyên viên tín dụng có thể hỏi thêm các câu hỏi cho chính khách hàng hoặc những người liên quan. Và sẽ có thể yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ nếu thiếu.

Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Sau khi chuyên viên Ngân hàng thẩm định xong sẽ lập các báo cáo đề xuất tín dụng và trình lên cấp trên để xin phê duyệt. Trong một số trường hợp đặc biệt (thường là những khoản vay số tiền lớn) sẽ có bộ phận thẩm định độc lập khác thẩm định lại hồ sơ của khách để bảo đảm tính minh bạch, khách quan.
Dựa vào hồ sơ và thông tin khách hàng, cấp có thẩm quyền tiến hành phê duyệt đồng ý hay từ chối cho vay vốn.

Bước 5: Giải ngân vay vốn ngân hàng

Giải ngân chính là bước cuối cùng của quá trình vay vốn. Sau khi nhận được quyết định cho vay, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân số tiền bạn muốn vay theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận. Việc giải ngân có thể diễn ra một lần hoặc nhiều lần tùy vào trường hợp vay vốn.

Những lưu ý quan trọng khi tiến hành giải ngân

  • Khách hàng nên cung cấp thông tin chi tiết và trung thực nhất cho ngân hàng. Điều này có thể để rút ngắn thời gian thẩm định của Ngân hàng.
  • Nếu khách hàng cung cấp thông tin đầy đủ thì quá trình thẩm định sẽ được tiến hành nhanh hơn. Khách hàng có thể chủ động sắp xếp thời gian gặp mặt trực tiếp và bổ sung hồ sơ kịp thời.
  • Cố gắng sắp xếp thời gian khi Ngân hàng có yêu cầu làm thủ tục để được giải ngân nhanh và tránh để lỡ công việc.
  • Cần đọc kỹ thông báo cho vay, điều kiện cho vay, các thông tin chi tiết về thời hạn, biên độ, lãi suất, … và cần đọc kỹ hợp đồng cho vay trước khi đặt bút ký.
  • Nên tìm hiểu về vay vốn ngân hàng 1-2 tháng trước thời điểm cần sử dụng vốn để tránh lỡ kế hoạch sau này.

Trên đây mình đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về Giải ngân là gì? Các hình thức, thủ tục và quy trình giải ngân là như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Chúc bạn luôn vui khỏe và thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button