Lạm phát(Inflation) là gì? Nguyên nhân và cách ngăn chặn lạm phát

Lạm phát hay còn gọi là Inflation là một trong những thuật ngữ kinh tế được sử dụng rộng rãi. Nó là một phần trong hoạt động kinh tế của một quốc gia, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế. Nhưng nghe về lạm phát khá nhiều nhưng vì nguyên nhân nào mà dẫn đến lạm phát, thì cùng theo dõi bài viết sau của goctaichinh.com/ để có cái nhìn rõ ràng hơn nhé.

Lạm phát(Inflation) là gì?

Trong kinh tế vĩ mô, cụm từ inflation (lạm phát) được hiểu là sự tăng nhanh liên tục của giá cả hàng hóa và dịch vụ trong thời gian dài. Kèm theo đó là sự mất giá của một đơn vị tiền tệ nhất định.

Lạm phát(Inflation) là gì?
Lạm phát(Inflation) là gì?

Khi xảy ra lạm phát, một đơn vị tiền sẽ mua được số lượng hàng hóa ít hơn so với trước, Do đó, lạm phát phản ánh mức độ suy giảm giá trị của tiền và sức mua chung của quốc gia.

Ví dụ như mức độ lạm phát của Việt Nam trong năm 2020 là 5%. Có nghĩa là khi bạn mua món đồ nào đó với giá là 100k thì sang năm sau bạn phải bỏ ra 105k để mua món đồ đó với cùng kích thước, màu sắc và kiểu dáng.

Phân loại các mức độ lạm phát

Sau khi đã hiểu rõ Inflation là gì? Sau đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn 3 cấp độ lạm phát bao gồm:

  • Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%.
  • Lạm phát phi mã: 10% – 1000%.
  • Siêu lạm phát: trên 1000%.

Tỷ lệ lạm phát càng cao thì tác động đến kinh tế càng lớn, đời sống người dân càng khó khăn. Một số hình mẫu quốc gia siêu lạm phát như: Argentina 1.200% (1980), Nicargua 4.811% (1986), Zinbabwe 11.200.000.000% (2008).

Cách đo lường giá trị lạm phát

Các nhà kinh tế học thường dùng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để tính toán lạm phát. CPI là chỉ số đo lường tăng giảm về giá của một giỏ hàng hóa cố định. Giỏ hàng này là một nhóm các loại hàng hóa chung do người tiêu dùng của một quốc gia mua trong năm.

Thông thường chỉ số này sẽ do được các cơ quan nhà nước quan sát và tổng hợp. CPI giúp nắm được tình hình kinh tế và đề ra những thay đổi cho năm sau. Ta có công thức đo lường giá trị lạm phát bằng CPI như sau:

% Lạm phát = (chỉ số tiêu dùng năm nay – chỉ số tiêu dùng năm trước)/ chỉ số tiêu dùng năm nay x 100%.

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao

Cụm từ Lạm phát là gì? rất dễ định nghĩa những nó bắt nguồn từ đâu thì rất khó trả lời. Nhưng hãy cùng nhau điểm qua một số nguyên nhân dẫn đến lạm phát sau nhé.

Lạm phát do cầu kéo

Khi nhu cầu về một loại hàng hóa nào đó tăng lên mà cung không đáp ứng kịp. Điều này dẫn đến khan hiếm, người tiêu dùng phải trả số tiền cao hơn để mua. Kéo theo giá của một số hàng hóa, dịch vụ kèm theo cũng tăng lên. Giá cả hàng hóa tăng do cầu tăng trong thời gian dài gọi là lạm phát do cầu kéo.

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Lạm phát do chi phí đẩy

Để định mức giá bán hàng hóa, doanh nghiệp phải xem xét chi phí sản xuất như: nhân công, máy móc, nguyên liệu,…Một khi giá chi phí đầu vào tăng lên, doanh nghiệp phải kê giá bán lên cao để đạt lợi nhuận. Việc thay đổi giá dẫn đến giá của các hàng hóa trong nền kinh tế tăng cao. Gây ra lạm phát chi phí đẩy.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài hai nguyên nhân kể trên, tỷ lệ lạm phát thay đổi bởi một số chính sách của chính phủ. Ví dụ như: chính sách xuất nhập khẩu, in tiền, phát hành trái phiếu, điều chỉnh lãi suất,…Vì thế một số chính sách kinh tế không phù hợp là nguyên nhân sâu xa gây ra lạm phát cao.

Ảnh hưởng của lạm phát đến đời sống kinh tế xã hội

Chỉ số Inflation có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho kinh tế quốc gia và nhiều quốc gia đối tác. Tỷ lệ lạm phát càng cao sẽ để lại hậu quả càng nghiêm trọng.

Thu nhập thực của người dân giảm

Khi xuất hiện lam phát, giá cả hàng hóa tăng lên liên tục và nhanh chóng. Trong khi đó, thu nhập lao động không hoặc rất ít thay đổi. Người lao động gặp khó khăn tài chính, thu nhập không đủ cho sinh hoạt. Siêu lạm phát khiến phần lớn người sống trong nghèo đói.

Nợ quốc gia

Mỗi một quốc gia đều có ít nhiều những đối tác buôn bán và nợ. Việc đồng tiền giảm giá trị giúp quốc gia có nhiều lợi thế trong xuất khẩu. Tuy nhiên, lạm phát lại gây áp lực lên hoạt động nhập khẩu và hoàn nợ. Khi một quốc gia mất khả năng trả nợ. Họ sẽ gây áp lực nợ lên các quốc gia đối tác và mở đầu suy thoái kinh tế toàn cầu.

Làm thế nào để ngăn chặn siêu lạm phát?

Siêu lạm phát gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho kinh tế và xã hội. Ngăn chặn siêu lạm phát không thể là điều đơn giản. Tuy nhiên, trên thế giới đã có nhiều quốc gia thoát khỏi siêu lạm phát như: Bolivia, Mexico, Brazil,…

Cách hạn chế lạm phát
Cách hạn chế lạm phát

Thành tựu lớn nhất của họ trong chặn đứng siêu lạm phát là những chính sách hiểu quả từ Chính phủ. Là sự điều chỉnh trong chính sách tài chánh, ngăn chặn tiền lương tăng và duy trì tỷ giá cố định.

Thực tế lạm phát luôn song hành với sự phát triển của mỗi quốc gia. Người ta chỉ có thể hạn chế tăng lạm phát tới mức tối đa. Không thể xóa bỏ hoàn toàn. Tức là, mỗi năm giá hàng hóa vẫn tăng trong khi tiền mất đi một phần giá trị.

Tóm lại

Có thể nói trong hoạt động kinh tế mua bán của mỗi quốc gia đều gắn liền với chữ lạm phát. Và điều để giúp cho sự phát triển của kinh tế của quốc gia đó tốt hơn chính là ngăn chặn lạm phát, làm đồng tiền ngày càng trở nên mất giá.

Đó là một vấn đề đau đầu của các nhà kinh tế học trong hoạt động tìm cách duy trì hiệu quả kinh tế vĩ mô. Việc thúc đẩy mua bán kinh tế, giao thương với các nước phát triển, nâng cao vị thế sẽ góp phần kìm hãm lạm phát tăng cao.

Trên đây mình đã chia sẻ cho các bạn lạm phát là gì? Ảnh hưởng của nó đến xã hội? Hy vọng đã mang đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn . Tham khảo thêm một số bài viết khác của goctaichinh nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button