Phí CIC là gì? Khi nào thì bị tính thuế CIC và cách tính thuế

Nếu là một người am hiểu hoặc làm bên ngành xuất nhập khẩu hoặc Logictis thì ắc hẳn bạn đã từng nghe đến phụ phí CIC. Đây là một loại phụ phí được sử dụng nhiều trong ngành hàng hải, xuất nhập khẩu. Và để có thể hiểu hơn về loại phụ phí này, và khi nào thì bị tính phí này thì cùng goctaichinh.com/ tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Phụ phí CIC là gì?

Phụ phí CIC là (Container Imbalance Charge hay Equipment Surcharg) hay còn gọi là phí mất cân bằng Container, đây là một loại phụ phí được các hãng tàu thu nhằm mục đích bù đắp cho các container rỗng. Từ nơi thừa Container rỗng đến nơi cần Container để chứa hàng.

Phí CIC là gì
Phụ Phí CIC là gì
Đây là chi phí vận tải biển do việc mất cân bằng về số lượng container rỗng và đầy. Được thu nhằm bù đắp chi phí vận chuyển.
Ví dụ: Việt Nam là một nước nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc. Khi nhập hàng về nhiều thì số lượng Container rỗng cũng nhiều vì khi hàng được lấy ra thì các Container rỗng đó đều ở lại cảng. Còn Trung Quốc lại thiếu đi Container để chứa hàng. Vì thế mà hãng tàu phải vận chuyển các vỏ Container rỗng về lại Trung Quốc. Vì thế mà phát sinh loại phí CIC này để bù đắp phí vận chuyển.

Lúc nào thì thu phụ phí CIC 

Phụ phí CIC sẽ được thu theo một mức nhất định cho một hoặc vài container theo tuyến. Đặc biệt là tuyến nhập hàng từ các nước châu Á.

Lúc nào thì bị thu phí CIC
Lúc nào thì bị thu phí CIC
Thường vào những đợt cuối năm sẽ là thời điểm mua bán, nhập khẩu thường xuyên diễn ra. Nên phí CIC cũng sẽ được tính vào thời điểm này nhiều hơn.

Điều kiện phải cộng phí CIC

Cộng phí CIC khi thỏa các tiêu chí sau:

  • Phí CIC do người mua thanh toán. Nó chưa được tính trong giá trị thực tế phải thanh toán.
  • Liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Đo lường được các chứng từ liên quan. Trong trường hợp lô hàng có khoản điều chỉnh cộng nhưng không có chứng từ liên quan thì không được tính theo phương pháp trị giá giao dịch.
  • Hải quan thường yêu cầu doanh nghiệp cộng phí CIC vào trị giá tính thuế. Do đó, trong hợp đồng vận tải, bạn cần làm rõ loại phí này với hãng tàu, tránh bị thu quá cao.

Các khoản phải điều chỉnh cộng:

  • Chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu.
  • Trị giá các khoản điều chỉnh xác định theo hợp đồng vận tải, chứng từ, số liệu có liên quan.
  • Nếu giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải nhưng không có chứng từ liên quan thì không được áp dụng phương pháp trị giá giao dịch.
  • Nếu lô hàng có nhiều mặt hàng nhưng trong chứng từ không ghi chi tiết từng loại hàng hóa. Thì người khai hải quan phải phân bổ theo biểu giá vận tải, hoặc theo thể tích, trọng lượng hàng hóa.

Cách tính phí CIC vào giá trị tính thuế

Khi hàng hóa của bạn liên quan đến hàng hóa nhập khẩu thì thường sẽ được tính thêm phụ phí CIC vào giá trị hàng hóa.

Cách tính phí cic vào thuế
Cách tính pp cic vào thuế
Trường hợp khoản CIC là khoản phải cộng vào trị giá hàng nhập khẩu thì căn cứ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan để áp dụng văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đó để thực hiện xác định trị giá theo đúng quy định. Hiện nay, việc xác định trị giá hải quan và tính thuế xuất nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, chính thức có hiệu lực từ ngày 5/6/2018.
Bạn có thể xem và tham khảo các thông tư và quy định này để có thể rõ hơn.
Nếu bạn đã hiểu hơn về các loại thuế phí hải quan thì việc đưa kiến thức về phí CIC là việc quan trọng cần được bổ sung ngay. Vì nó đem lại nhiều lợi ích và hiểu biết hơn cho bạn. Giúp bạn có thể ước tính chi phí cho việc vận chuyển, nhập khẩu hàng hóa, tránh phát sinh thêm chi phí khác ngoài ý muốn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button