Bank guarantee là gì? Quy trình bảo lãnh ngân hàng hiện nay

Bank guarantee được hiểu là bảo lãnh ngân hàng, một thuật ngữ dùng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nhưng cụ thể ý nghĩa, các hình thức cũng như quy trình cụ thể không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức liên quan đến vấn đề trên.

Bảo lãnh ngân hàng(Bank Guarantee) là gì?

Bảo lãnh ngân hàng hay còn gọi là Bank Guarantee là một cam kết bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng với bên công ty thứ 3 khác. Nhằm đảo bảo cho khách hàng của mình, khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính thì bên tổ chức tính dụng sẽ là người chi trả toàn bộ chi phí cho bên công ty thứ 3.

Tìm hiểu về Bank guarantee
Tìm hiểu về Bank guarantee

Ví dụ: Công ty X tham giá đấu thầu vào xây dựng công trình Y. Và để đảm bảo quyền lợi đôi bên thì công ty tài chính Z sẽ làm văn bản bảo lãnh cho công ty X thực hiện xây dựng công trình Y theo đúng cam kết. Nếu công ty X bỏ dở giữa chừng hoặc không thực hiện đúng với cam kết thì công ty tài chính Z sẽ là người chịu trách nhiệm chi tra chi phí xây dựng cho công ty Y.

Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng

Bank guarantee là một hình thức được thực hiện nhiều hiện nay tại các công ty có nhu cầu đảm bảo để tiến hành công việc. Ngoài ra thì cũng có một số đặc điểm sau:

  • Đó là một giao dịch thương mại đặc thù, do chủ thể đặc biệt chính là tổ chức tín dụng (chủ yếu là các ngân hàng) thực hiện.
  • Đóng vai trò quản lý rủi ro cho người thụ hưởng, ngân hàng chấp nhận dựa trên uy tín của người mua.
  • Giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ. Khi ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh, người nhận bảo lãnh thực hiện quyền yêu cầu…Các chủ thể bắt buộc phải thiết lập bằng văn bản.

Ý nghĩa của Bank guarantee

Trong những hoạt động thương mại, các chủ thể đóng vai trò chính là bên bán và bên mua. Cần phải có một tổ chức tín dụng trung gian, cụ thể là các ngân hàng. Họ xuất hiện tạo dựng niềm tin cho các bên khi có vấn đề mâu thuẫn hay xung đột xảy ra. Từ đó góp phần:

  • Tránh được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.
  • Bảo lãnh sẽ giúp cho bên bán nhận được đúng số tiền thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.
  • Bên mua sẽ được đảm bảo hàng hóa khi nhận đúng trong thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng. Nhưng không phải thanh toán ngay những chi phí cho bên đối tác. Vì đã có sự bảo lãnh ngân hàng là cơ sở để trì hoãn được quá trình thanh toán cũng như làm tăng tài sản lưu thông.

Tìm hiểu thêm: Phương thức thanh toán

Các loại bảo lãnh ngân hàng hiện nay

Căn cứ vào mục đích sử dụng, bảo lãnh ngân hàng được phân loại ra để giúp khách hàng tìm cho mình dịch vụ phù hợp với nhu cầu. Cùng tìm hiểu các loại Bank guarantee sau nhé

Các loại bảo lãnh ngân hàng
Các loại bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng chính là cam kết của ngân hàng về việc chi trả những tổn thất tài chính cho bên thứ ba. Khi người thụ hưởng không thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng. Loại hình này được tổ chức tín dụng phát hành nhằm tránh rủi ro cho bên cung cấp. Đồng thời thúc đẩy khách hàng thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết. Các hợp đồng được bảo lãnh như hợp đồng cung cấp hàng hóa, xây dựng…

Bảo lãnh dự thầu

Bảo lãnh dự thầu là cam kết của ngân hàng với với chủ đầu tư khi bên dự thầu vi phạm quy định trong hợp đồng dự thầu. Mục đích là bảo đảm việc người dự thầu không rút lui, không ký hợp đồng hoặc thay đổi ý định khi đã trúng thầu. Trong trường hợp khách hàng vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

Bảo lãnh thanh toán

Bảo lãnh thanh toán là cam kết của ngân hàng về việc thanh toán tiền đúng hạn theo hợp đồng. Đảm bảo cho bên thụ hưởng có thể nhận khoản tiền thuận lợi, đầy đủ và đúng hạn. Loại bảo lãnh này thường được áp dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hóa trả chậm.

Bảo lãnh chất lượng sản phẩm theo hợp đồng

Ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các khoản thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Thường được áp dụng trong lĩnh vực xây lắp để bảo hành cho các công trình. Hay các hợp đồng nhận thiết bị toàn bộ để bảo hành chất lượng máy móc thiết bị.

Ngoài ra còn có các hình thức khác như bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hóa đơn…

Quy trình thực hiện bảo lãnh ngân hàng

Việc thực hiện bảo lãnh ngân hàng cũng có một quy trình riêng biệt và chỉ những đơn vị tài chính có uy tín mới có thể thực hiện cam kết đối với các công trình lớn.

quy trình bảo lãnh ngân hàng như thế nào
quy trình bảo lãnh ngân hàng như thế nào

Các bước quy trình của Bank Guarantee:

Bước 1: Khách hàng ký kết hợp đồng với đối tác về thanh toán, xây dựng, dự thầu…Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng.

Bước 2: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến ngân hàng. Các chứng từ cần có trong hồ sơ:

  • Mẫu đề nghị bảo lãnh
  • Hồ sơ pháp lý
  • Hồ sơ mục đích
  • Hồ sơ chứng minh tài chính
  • Hồ sơ đảm bảo tài sản

Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung và không có vướng mắc sẽ ký hợp đồng bảo lãnh với đối tác

Bước 4: Bên được nhận bảo lãnh sẽ được hỗ trợ các quyền lợi từ ngân hàng. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, ngân hàng tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh. Ngân hàng áp dụng biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại TSĐB, trích tài khoản của bên được bảo lãnh, khởi kiện…

Kết luận

Đối với hoạt động của ngân hàng, các doanh nghiệp, nghiệp vụ bảo lãnh hay Bank guarantee đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ tạo điều kiện chi các chủ thể sản xuất và kinh doanh hiệu quả mà còn thúc đẩy kinh tế đất nước.

Hi vọng kiến thức về bảo lãnh ngân hàng giúp các bạn lần đầu sử dụng yên tâm hơn. Cùng chia sẽ những kiến thức hữu ích về tài chính ngân hàng với goctaichinh.com/ nhé các bạn.

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button