Lãi gộp là gì? Công thức tính và ý nghĩa của lãi gộp trong kinh doanh
Lãi gộp một khái niệm quen thuộc với những doanh nghiệp và cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh. Thể hiện lãi nhận được khi lấy doanh thu trừ đi hết các phần chi phí khác. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa cũng như công thức tính. Cùng goctaichinh tìm hiểu thuật ngữ này để vận dụng vào kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Lãi gộp là gì?
Lãi gộp chính là số tiền dư sau khi lấy phần doanh thu trừ đi hết tất cả chi phí kinh doanh. Tùy từng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp phần lãi này sẽ có cách tính khác nhau.
- Với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại (lấy hàng về bán): lãi gộp là chêch lệch giữa doanh thu thuần và số tiền bỏ ra để nhập hàng.
- Với các doanh nghiệp sản xuất: đó là khoảng chêch lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất hàng hóa.
Công thức tính lãi gộp
Dựa trên khái niệm của lãi gộp, có thể dễ dàng suy ra được công thức tính lãi gộp rất đơn giản
Lãi gộp = Doanh thu – giá vốn hàng hóa
Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng doanh thu thuần thì công thức tính tương tự
Lãi gộp = Doanh thu thuần – giá vốn hàng hóa
Trong một số bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sử dụng từ lợi nhuận gộp. Là kết quả của phần doanh thu thuần trừ đi chi phí. Về bản chất, cả hai khái niệm với ý nghĩa như nhau.
Tỷ lệ lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận gộp hay hệ số biên lợi nhuận gộp. Đó là tỷ lệ tổng lợi nhuận được thể hiện dưới dạng phần trăm doanh thu. Thông qua tỷ số này, doanh nghiệp sẽ biết được số lợi nhuận đã thu được sau khi đã thanh toán chi phí hàng hóa.
Công thức tính tỷ lệ lãi gộp như sau:
Tỷ lệ lãi gộp = lãi gộp / doanh thu
Trong trường hợp doanh thu thuần thay thế doanh thu thì cách tính như sau:
Tỷ lệ lãi gộp = lãi gộp / doanh thu thuần
Ví dụ minh họa, một doanh nghiệp có lãi gộp năm 2018 là 15 tỷ VNĐ, doanh thu là 150 tỷ VNĐ, tỷ lệ lãi gộp / hệ số biên lợi nhuận gộp sẽ là:
15 tỷ VNĐ / 150 tỷ VNĐ = 10%.
Nếu trong năm 2019 lợi nhuận gộp tăng lên 20 tỷ VNĐ, doanh số tăng lên 250 tỷ VNĐ, hệ số biên lợi nhuận gộp sẽ chỉ còn:
20 tỷ VNĐ / 250 tỷ VNĐ = 8%.
Như vậy, khi một doanh nghiệp tăng lãi gộp thì đồng thời cũng phải tìm cách làm tăng hệ số biên lợi nhuận gộp theo tỷ lệ tương ứng.
Tìm hiểu thêm: Lãi nhập gốc là gì?
Ý nghĩa của lãi gộp trong kinh doanh
Lãi gộp đóng vai trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Đó không chỉ là căn cứ giúp các nhà lãnh đạo, điều hành có cái nhìn khách quan về hiệu quả hoạt động. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những chính sách, chiến lược hợp lý cho sự phát triển.
Lãi gộp là yếu tố đầu tiên để các nhà đầu tư xem xét, đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp. Với lãi gộp, bạn có thể thực hiện các thay đổi tích cực cho doanh nghiệp của mình dựa trên lợi nhuận gộp của bạn.
Các doanh nghiệp có thể đưa ra những cách chế biến ít tốn kém hơn để giảm chi phí, từ đó giảm giá vốn, gia tăng doanh số. Hoặc nếu doanh thu quá cao so với chi phí sản xuất, bạn có thể mở rộng chất lượng sản phẩm để duy trì và phát triển lượng khách hàng, nâng cao uy tín thương hiệu.
Nếu lãi gộp nằm ở mức âm, tức là doanh thu cao hơn chi phí đầu vào. Đó chính là dấu hiệu doanh nghiệp của bạn đang phải bù lỗ. Bạn phải thay đổi chiến lược kinh doanh ngay nếu không muốn phá sản.
Còn nếu đó là dương, thì bạn có thể yên tâm phát triển doanh nghiệp lớn mạnh hơn nữa. Trên định hướng kinh doanh hiện tại để tăng hiệu quả hơn nữa.
Lời kết
Lãi gộp đóng vai trò rất quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hi vọng những chia sẽ trên giúp các bạn tính được hệ số này để có những giải pháp. Duy trì và phát triển hơn nữa các hoạt động kinh doanh của mình. Chúc các bạn luôn thành công và đừng quên theo dõi goctaichinh.com/ nha.