Lãi nhập gốc là gì? Phương pháp tính lãi nhập gốc như thế nào?

Lãi nhập gốc là một trong các thuật ngữ quen thuộc với ai sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Nhưng rất nhiều đặc biệt là những khách hàng lần đầu gửi tiền chưa hiểu rõ về phương thức này. Cùng goctaichinh.com/ tìm hiểu khái niệm này và phương pháp tính để mang lại hiệu quả cao nhất.

Lãi nhập gốc là gì?

Lãi nhập gốc là một phương pháp tính lãi của ngân hàng. Theo quy định của các ngân hàng, phương thức chi trả khoản tiền lãi này được áp dụng cho loại tiền gửi tiết kiệm. Bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm nhưng không nhận lãi. Số tiền lãi sẽ được cộng vào với tiền gốc để tiếp tục tính lãi trong các kỳ tiếp theo.

Cụ thể với lãi suất có kỳ hạnkhông kỳ hạn:

  • Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, từng ngân hàng thương mại sẽ có quy định riêng về ngày nhập lãi. Thường vào những ngày cuối tháng, việc tính toán và quản lý tài khoản tiền gửi được thực hiện.
  • Đối với tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng không đến tất toán sổ tiết kiệm khi đến hạn. Theo thỏa thuận hoặc tự động, nhân viên ngân hàng sẽ thực hiện làm lãi nhập gốc. Đồng thời khách hàng cũng được mở kỳ hạn tiết kiệm mới. Trong đó, quy định về kỳ hạn, lãi suất như cũ, tiền gốc mới bằng số dư gốc cũ cộng với số tiền lãi nhập gốc.

Tìm hiểu thêm về bảo lãnh ngân hàng là gì?

Công thức tính lãi nhập gốc

Công thức tính lãi nhập gốc ở hai hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn. Tham khảo ngay bên dưới để hiểu hơn về công thức nhé.

Tham khảo công tức tính lãi nhập gốc
Tham khảo công thức tính LNG

Để tính lãi nhập gốc, ngân hàng sẽ căn cứ vào số ngày thực gửi và lãi suất áp dụng hiện hành. Đối với mỗi hình thức gửi tiết kiệm lại có một công thức tính khác nhau. Cụ thể như sau:

Công thức tính lãi nhập gốc đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Số tiền lãi = Tổng tích số tính lãi trong tháng x lãi suất (tháng)/30 ngày.

Với: Tổng tích số lãi trong tháng = ∑ (số dư x số ngày trên thực tế mà số dư tồn tại ).

Công thức tính tiền lãi nhập gốc khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền lãi = Số dư tiền gửi x Thời gian gửi x Lãi suất áp dụng cho thời gian gửi tiền.

Gốc mới = Gốc cũ + Tiền lãi.

3. Ưu điểm của hình thức lãi nhập gốc

Với những khách hàng có nguồn tiền đang nhàn rỗi thì gửi tiết kiệm ở ngân hàng là một lựa chọn an toàn và hợp lý. Nhưng chọn ngân hàng và hình thức gửi nào có lợi nhất là quan tâm của không ít người.

Để tăng tính cạnh tranh, các ngân hàng đưa ra phương án tính lãi nhập gốc khi gửi tiết kiệm. Và hình thức này cũng mang lại cho chủ tài khoản tiết kiệm nhiều lợi thế.

Ưu điểm của lãi nhập gốc
Ưu điểm của lãi nhập gốc

Đầu tiên, phương thức tính lãi này khá linh hoạt, giúp khách hàng tiết kiệm được khá nhiều thời gian và vẫn đảm bảo được quyền lợi. Từ đó, khách hàng sẽ không cần mất nhiều thời gian để làm thủ tục gửi lại. Nhưng vẫn đảm bảo số tiền gửi sinh lời hiệu quả.

Tiếp theo, khách hàng sẽ hưởng lợi nhuận cao hơn từ lãi nhập gốc. Do lãi tính từ phần vốn gốc của khách hàng gửi. Khi vốn được tăng dần nhờ vào phần lãi, nên rất nhiều người lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm này.

Ngoài ra, thủ tục cũng rất đơn giản, giúp khách dễ hình dung cách tính lãi. Giao dịch vô cùng nhanh chóng và an toàn, không mất nhiều thời gian của mọi người.

Đối với khách hàng có nhu cầu sử dụng tiền thường xuyên, thì nên gửi tiết kiệm ngắn hạn lãi nhập gốc, sẽ không cần lo lắng rút tiền trước hạn sẽ bị nhận lãi suất không kỳ hạn. Tuy nhiên, trong thời gian gửi tiền, lãi suất tiết kiệm của ngân hàng luôn biến động. Khi gửi tiền kỳ hạn ngắn, đáo hạn sẽ được áp dụng lãi suất mới vào ngày đáo hạn theo quy định của ngân hàng. Lãi suất giảm thì sẽ áp dụng lãi suất giảm và ngược lại.

Lời kết

Hi vọng những chia sẽ trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hình thức lãi nhập gốc. Từ đó, sẽ có sự lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm phù hợp với nhu cầu tài chính của bản thân. Theo dõi goctaichinh.com/ để cập nhật những kiến thức bổ ích lĩnh vực tài chính ngân hàng nhé.

Tìm hiểu thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button