Số CIF là gì? Phương thức hoạt động và vai trò của số CIF
Mỗi chúng ta đều sở hữu nhiều tài khoản ngân hàng như tài khoản tiết kiệm, tài khoản thanh toán… cho các mục đích sử dụng mua sắm, rút tiền, gửi tiền…Nhưng chỉ có duy nhất một số CIF. Nhiều người đều biết về tài khoản, về số thẻ.., nhưng ít ai hiểu về số CIF. Bài viết dưới đây xin được chia sẽ về khái niệm số CIF cũng như các vấn đề liên quan đến CIF.
Số CIF là gì?
CIF là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Customer Information File tức là tệp thông tin khách hàng. Đó chính là tệp thông tin điện tử lưu trữ tất cả các thông tin cá nhân của khách hàng, thông tin về tài khoản, các mối quan hệ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng.
Số CIF là một dãy số gồm từ 8 đến 11 số thể hiện tệp thông tin của khách hàng. Mỗi khách hàng có thể có nhiều tài khoản nhưng chỉ có duy nhất một số CIF. Tất cả các tài khoản của khách hàng bao gồm cả tài khoản vay sẽ được liên kết với CIF duy nhất và được ngân hàng cung cấp.
Nhận dạng số CIF
Số CIF là một trong những nhân tố tạo nên dãy số thẻ. Số thẻ là số được in nổi trên thẻ ngân hàng, trong đó:
* 4 chữ số đầu là mã ấn định của nhà nước.
* 2 chữ số tiếp theo là mã ngân hàng.
* 8 chữ số tiếp theo là số CIF của khách hàng.
* Các chữ số còn lại dùng để phân biệt tài khoản của khách hàng.
Ý nghĩa của số CIF
Ngân hàng dựa vào chỉ số CIF để giải mã thông tin tài chính bất kỳ nào đó liên quan đến một khách hàng. Bao gồm các khoản vay, số dư tài khoản, dư nợ. Ngoài ra còn có các chi tiết để xác minh danh tính của chủ thẻ (KYC) như đặc điểm nhận dạng, chi tiết địa chỉ và ID ảnh. Qua đó giúp ngân hàng có thể dễ dàng quản lý, kiểm tra các thông tin của từng khách hàng một cách chính xác, dễ dàng và hiệu quả nhất.
3. Số CIF hoạt động ra sao?
Dựa vào CIF, ngân hàng ghi lại các thông tin như số dư tài khoản, dư nợ, giao dịch, loại tài khoản được giữ, lịch sử cho vay, KYC…. Để đảm bảo tính chính xác và hỗ trợ các chức năng quản lý cũng như dịch vụ khác mà khách hàng sử dụng tại ngân hàng nên các thông tin trong CIF của mỗi khách hàng được cập nhật thường xuyên, hàng ngày.
dụng CIF để hiển thị các sản phẩm tín dụng, thẻ tín dụng được sử dụng bởi 1 khách hàng đang được các ngân hàng thương mại áp dụng.
Đồng thời CIF cũng hiển thị thông tin liên quan đến bất kỳ yêu cầu, cũng như giao dịch trước đây của khách hàng nhằm phục vụ cho mục đích bán chéo, cung cấp các sản phẩm bổ sung cho khách hàng hiện tại.
CIF và yêu cầu bảo mật
Số CIF đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống ngân hàng. Nên đối với khách hàng tốt nhất không nên chia sẽ với người khác. Nếu có thì chỉ nên chia sẻ cho nhân viên ngân hàng khi dùng vào những vấn đề như tham chiếu nội bộ của ngân hàng.
Đối với ngân hàng bắt buộc phải báo cáo cho cơ quan chức năng biết về cách thức thu thập dữ liệu và cách thức sử dụng các thông tin thu nhập được của khách hàng. Ngoài ra ngân hàng cũng được yêu cầu thực hiện các bước tối thiểu nhất định để bảo vệ dữ liệu để tránh những tình trạng vô tình tiết lộ thông tin hay sử dụng trái phép thông tin khách hàng.
Số CIF không chỉ được sử dụng ở ngân hàng mà còn được các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp bán lẻ dùng với mục đích lưu trữ thông tin khách hàng đầy đủ, an toàn và bảo mật hơn.
Kết Luận
Hi vọng qua các kiến thức cơ bản về số CIF các bạn đã có những hiểu biết về tầm quan trọng, phương thức hoạt động của CIF tại các ngân hàng. Từ đó cho cả ngân hàng và người sử dụng chủ động bảo mật thông tin tốt nhất với tài khoản của mình trong giao dịch. Mọi chi tiết thắc mắc hãy comment để goctaichinh hỗ trợ các bạn nhanh nhất có thể nhé.