Sổ tiết kiệm là gì? Phân loại và điều kiện mở sổ tiết kiệm hiện nay

Sổ tiết kiệm được xem là một cách an toàn nhất để sinh lời từ đồng tiền nhàn rỗi. Đối với người dân Việt Nam, việc gửi tiết kiệm từ lâu đã quá quen thuộc. Đây là phương án đầu tư an toàn đối với những người e ngại rủi ro.

Dù được xem là cách đầu tư an toàn, có lời. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về việc gửi tiết kiệm này. Đầu tiên bạn cần biết đó là hiểu được Sổ tiết kiệm là gì? Điều này giúp bạn hạn chế những rủi ro có thể mắc phải khi thực hiện gửi tiết kiệm. Bài viết nay sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó. Bên cạnh đó giúp bạn phân biệt các loại sổ tiết kiệm hiện nay.

Sổ tiết kiệm là gì?

Sổ tiết kiệm có thể hiểu một cách đơn giản là sổ giữ tiền của bạn ở ngân hàng. Trong sổ có ghi rõ thông tin số tiền gửi ban đầu, mức lãi suất được hưởng và thời hạn gửi tiền. Đây là căn cứ quan trọng chứng minh số tiền bạn đã gửi tại ngân hàng, mức lãi suất được áp dụng và số tiền lãi mà bạn được hưởng trong tương lai.

Sổ tiết kiệm là gì?
Sổ tiết kiệm là gì?
Nếu bạn có đồng tiền nhà rỗi thay vì để tiền trong nhà với nhiều rủi ro như mất cắp, hỏa hoạn hay đồng tiền mất giá. Thì gửi tiền tiết kiệm ngân hàng sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn. Bạn hoàn toàn có thể làm cho “tiền đẻ ra tiền” an toàn và hiệu quả nhờ cách này.

Lợi ích khi gửi tiết kiệm ngân hàng

Việc gửi tiền vào ngân hàng sẽ mang đến cho bạn một số lợi ích nhất định. Thay vì để tiền nhàn rỗi với những nguy cơ về mất giá, hao mòn theo thời gian. Mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng sẽ giúp cho bạn có những lợi ích sau đây:

  • Sinh lời từ tiền nhàn rỗi: Số tiền gửi vào ngân hàng sẽ được trả lãi. Mức lãi này giúp cho số tiền của bạn tăng thêm thay vì giữa nguyên mức ban đầu. Tùy từng thời điểm và kỳ hạn bạn gửi lãi suất được hưởng sẽ khác nhau. Kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao. Ví dụ, bạn gửi kỳ hạn 1 tháng lãi suất sẽ là 3%/năm. Nhưng gửi kỳ hạn 12 tháng lãi suất sẽ là 7%/năm.
  • Bảo quản tiền an toàn: Tiền gửi vào ngân hàng gần như là an toàn tuyệt đối. Do hoạt động ngân hàng bị giám sát chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhà Nước và Bộ tài chính. Ngoài ra ngân hàng còn là đơn vị đặc thù. Có các biện pháp nghiệp vụ để đảm bảo an toàn cho số tiền khách hàng gửi vào.
  • Linh hoạt sử dụng vốn: Ngân hàng đưa ra nhiều kỳ hạn gửi tiền để khách hàng lựa chọn. Nếu như có nhu cầu thường xuyên sử dụng để thanh toán khách hàng có thể lựa chọn gửi tiền không kỳ hạn. Ngoài ra có các kỳ hạn gửi tiền từ 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng….để khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu tài chính của mình.

Các loại sổ tiết kiệm ngân hàng hiện nay

Hiện nay hoạt động gửi tiết kiệm được các ngân hàng đưa ra nhiều loại với nhiều hình thức. Điều này nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng của khách hàng. Có hai cách để phân loại sổ tiết kiệm: Phân loại theo hình thức gửi tiền, và phân loại theo kỳ hạn gửi tiền. Cụ thể như sau:

Phân loại sổ tiết kiệm theo hình thức gửi tiền

Theo hình thức gửi tiền sổ tiết kiệm được chia làm hai loại: Sổ tiết kiệm online, và sổ tiết kiệm truyền thống. Về bản chất thì cả hai hình thức này đều là sổ tiết kiệm như nhau. Nhưng so về cách thức gửi tiền khác nhau nên sẽ có một số đặc điểm khác nhau. Mời bạn xem bảng chi tiết dưới đây:

Đặc điểm Sổ tiết kiệm Online Sổ tiết kiệm truyền thống
Phương thức  Mở online thông qua Internet Banking hoặc Mobile Banking. Mở trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng.
Điều kiện Khách hàng phải đăng ký dịch vụ ngân hàng trực tuyến để sử dụng. Khách hàng chỉ cần mang CMND ra ngân hàng để thực hiện dịch vụ.
Thời gian làm sổ tiết kiệm Toàn thời gian. Khách hàng có thể mở sổ tiết kiệm online bất kể thời gian nào. Chỉ làm sổ tiết kiệm trong giờ làm việc của ngân hàng.
Tất toán sổ Tương tự khách hàng cũng có thể tất toán online ngay tại nhà bất cứ khi nào cần. Đòi hỏi phải mang sổ tiết kiệm ra ngân hàng để tất toán
Lãi suất Thường được cộng thêm lãi suất so với mức lãi suất tại quầy. Theo biểu lãi suất tiết kiệm của ngân hàng công bố.

Phân loại sổ tiết kiệm theo kỳ hạn

Một cách phân loại sổ tiết kiệm khác là phân loại theo kỳ hạn. Đây là cách phân loại quyết định nhất về tỷ lệ lãi suất bạn sẽ được nhận trong tương lai. Theo hình thức phân loại này, sổ tiết kiệm thường được chia theo hai loại chính. Đó là tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn. Cụ thể như sau:

Đặc điểm Tiết kiệm có kỳ hạn Tiết kiệm không kỳ hạn
Thời gian gửi tiền tại ngân hàng Khách hàng phải chọn thời gian gửi tiền tại ngân hàng trong số những kỳ hạn được ngân hàng công bố: theo tuần, tháng hoặc năm. Không cần chọn thời gian gửi tiết kiệm.
Mức lãi suất Lãi suất cao tùy theo kỳ hạn gửi. Kỳ hạn càng dài lãi suất sẽ càng cao. Hưởng lãi suất không kỳ hạn rất thấp, thường dưới 1%/năm.
Rút tiền Có thể rút trước hạn nhưng sẽ không được hưởng lãi suất theo cam kết ban đầu mà chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Có thể rút tiền bất cứ khi nào cần,

Điều kiện mở sổ tiết kiệm

Hiện nay thì việc mở số tiết kiệm đã dễ dàng hơn trước. Nhưng vẫn có một số điều kiện nhất định để có thể mở sổ. Và việc này sẽ được các nhân viên ngân hàng tư vấn cho bạn kỹ càng trước khi tiết hành mở sổ.
Điều kiện mở sổ tiết kiệm
Sau khi biết được sổ tiết kiệm là gì và các hình thức phân loại sổ tiết kiệm. Bạn cần lưu ý những điều kiện dưới đây để được mở sổ:

  • Cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài có CMND/căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực
  • Độ tuổi từ 18 tuổi trở lên
  • Trường hợp nếu cá nhân gửi tiền chưa đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi muốn gửi tiết kiệm cần xuất trình CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực và các giấy tờ chứng minh số tiền gửi ngân hàng là tài sản riêng của mình như: Giấy tờ về thừa kế, giấy tờ về việc tặng, cho tài sản được công chức, chứng thực của pháp luật…
  • Số tiền gửi của bạn lớn hơn số tiền tối thiểu mở sổ tiết kiệm mà ngân hàng quy định: 5 – 10 triệu đối với mở sổ tiết kiệm tại quầy giao dịch. Từ 1 triệu đồng đối với việc mở sổ tiết kiệm online. Tuy nhiên, việc này còn tùy vào quy định của từng ngân hàng.

Trên đây mình đã giới thiệu đến bạn đọc sổ tiết kiệm là gì? Phân loại sổ tiết kiệm và điều kiện để mở sổ tiết kiệm. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Chúc bạn luôn vui khỏe và thành công!
Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button