Tài sản ngắn hạn là gì? Cách tính tài sản ngắn hạn hiện nay

Tài sản ngắn hạn là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Là một trong những nguồn vốn của doanh nghiệp. Đóng góp không nhỏ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cùng goctaichinh.com/ tìm hiểu kỹ hơn về tài sản ngắn hạn là gì và có vai trò ra sao đối với doanh nghiệp nhé.

Tài sản ngắn hạn là gì?

Tài sản ngắn hạn(TSNH) của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm. Tài sản ngắn hạn của thường có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hóa), dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu.

"<yoastmark

Tài sản ngắn hạn là tài sản rất quan trọng đối với doanh nghiệp do nó thường được sử dụng thường xuyên.
Những tài sản này thường được dùng để chi trả các chi phí phát sinh khác nhau trong quá trình vận hành của các doanh nghiệp. Ngoài ra, TSNH cũng có thể phán ảnh tình hình biến động về kinh doanh của một doanh nghiệp.

Phân loại tài sản ngắn hạn

Trong tài sản ngắn hạn thì cũng được phân nhóm ra các loại tài sản khác nhau. Tiện cho việc kiểm tra, xử lý, bạn có thể tham khảo:

Tiền và những thứ tương đương tiền

Tiền mặt là một trong những loại được gọi là tài sản ngắn hạn, ngoài ra thì các loại tiền gửi ngân hàng, tiền đang luân chuyển cũng được đưa vào.

Ngoài ra thì các loại tương đương với tiền như cổ phiếu, vàng, bạc, đá quý khác cũng được đưa vào TSNH.

Khoản phải thu ngắn hạn

Khoản phải thu ngắn hạn là tài sản của doanh nghiệp bạn đang được các cá nhân, doanh nghiệp khác sử dụng và phải được thu hồi trong khoản thời gian ngắn.

Thường thì các khoản đó là:

  • Khoản phải thu từ khách hàng
  • Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
  • Các khoản thu nội bộ
  • Các khoản thu khác nhau của doanh nghiệp
  • Số lượng khoản phải thu khó đòi

Khoản đầu tư ngắn hạn

Đây là khoản đầu tư của doanh nghiệp ở bên ngoài nhằm mục đích kiếm lợi. Nó có thể là 1 khoản đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó nhằm tăng lợi nhuận. Và thường là các loại sau:

  • Khoản đầu tư góp vốn liên doanh ngắn hạn
  • Các khoản đầu tư cho vay ngắn hạn
  • Các khoản đầu tư vào chứng khoán trong thời gian ngắn.

Hàng tồn kho

Đây là những loại hàng hóa chưa bán được cho khách hàng hoặc là hàng mới xuất xưởng. Sẽ được bán và thu tiền trong thời gian ngắn sắp tới. Đây là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong doanh nghiệp.

  • Hàng đang mua khi đang đi đường
  • Nguyên vật liệu
  • Dụng cụ
  • Công cụ
  • Sản phẩm đang làm dở ( những chi phí đã phát sinh cho việc sản xuất)
  • Hàng tồn kho dự phòng
  • Số hàng hóa và hàng gửi đi bán.

Các loại tài sản ngắn hạn khác

Đây là những loại tài sản khác với những loại được liệt kê bên trên.

Cách tính tài sản ngắn hạn hiện nay

Công thức tính tài sản ngắn hạn cũng khá đơn giản. Đây chỉ là phép tính tổng các loại tài sản đang có của doanh nghiệp cộng lại. Và những loại tài sản này sẽ có mặt trên bảng cân đối kế toán.

Công thức tính tài sản ngắn hạn như sau:

TSHN = C + CE + I + AR + MS + PE + OLA

Trong đó:

  • C: Là tiền mặt
  • CE: Các khoản tương đương tiền
  • I: Là hàng tồn kho
  • AR: Các khoản phải thu
  • MS: Chứng khoán đầu tư
  • PE: Chi phí trả trước
  • OLA: Tài sản lưu động khác

Khi tiến hành cộng tất cả các tài khoản đáp ứng theo định nghĩa của TSNH để có thể có được số tổng cần tìm.

Cách tính tài sản ngắn hạn

Trong trường hợp nhân viên gặp phải trường hợp thu hồi các khoản phải thu khó đòi. Thì bạn cần phải lập dự phòng để giá trị tài sản không phản ảnh ra giá trị cao hơn thực tế có thể của tài sản.

Vai trò của tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn đóng vai trò khá quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp muốn vận hành thì không thể thiếu vốn. Và đây là một trong những loại vốn rất cần thiết trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc duy trì, sử dụng hiệu quả tài sản sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp của bạn hoạt động tốt hơn. Nâng mức biên lợi nhuận lên và tăng nhanh giá trị doanh nghiệp.

Với các thông tin về tài sản ngắn hạn bên trên. Chắc hẳn bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về loại tài sản này. Từ đó sẽ có những cách có thể sử dụng tài sản này tốt hơn. Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.

Tìm hiểu thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button