ROA là gì? Công thức tính ROA và ứng dụng trong đầu tư
ROA là một chỉ số rất là quan trọng để phân tích khái quát khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Khả năng sinh lời luôn là mối quan tâm của mọi chủ thể sở hữu doanh nghiệp. Nó mang lại nhiều lợi ích liên quan đến doanh nghiệp. Chắc hẳn các bạn đang rất thắc mắc ROA là gì?. Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.
ROA là gì?
ROA là thuật ngữ được viết tắt bởi cụm từ Return on Assets trong tiếng Anh, đây được xem là tỷ số giữa lợi nhuận trên tài sản. Chỉ số này thể hiện mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của chính nó. Vì thế, chỉ số này sẽ cho ta biết hiệu quả sinh lời của một công ty sử dụng tài sản như thế nào.
Thường thì trước khi ra quyết định đầu tư thì nhà đầu tư thường xem chỉ số ROA để có thể từ đó căn cứ ra quyết định.
Công thức tính chỉ số ROA
Chỉ số ROA được xác định bởi công thức như sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Tài sản (Assets) * 100%
Trong khi đó:
- Earning: Nó được hiểu là lợi nhuận sau thuế. Đây là lợi nhuận ròng đa số dùng cho cổ phiếu thông thường.
- Assets: Nó còn được xem là tổng tài sản bình quân. Đây là tổng tài sản mà doanh nghiệp đang có.
- 100%: Chỉ số này được tính với đơn vị là %.
Lưu ý tổng tài sản của doanh nghiệp không được phép tính sơ sài, qua loa. Không những vậy mà nó còn có công thức tính cụ thể. Công thức đó được xác định bằng vốn chủ sở hữu công với nợ.
Ý nghĩa chỉ số ROA là gì?
Chỉ số ROA dùng để thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của một doanh nghiệp. Các nhà đầu tư có thể thấy được doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền lãi trên 1 đồng tài sản.
Khi bạn đang có nhu cầu xem xét trên thị trường chứng khoán. Chỉ số ROA vô cùng có ý nghĩa. Công ty nào có chỉ số ROA càng cao thì chứng tỏ cổ phiếu của doanh nghiệp đó có giá đắt và được ưa chuộng hơn trên thị trường. Rất đáng để bỏ tiền ra đầu tư.
Chỉ số ROA nói lên điều gì?
Chỉ số ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng có hiệu quả. Tương tự như chỉ số ROE, những chứng khoán có chỉ số ROA cao sẽ là các chứng khoán được yêu thích hơn. Và dĩ nhiên những chứng khoán có chỉ số ROA cao thì giá của nó cũng cao hơn.
Tóm lại, ROA = hiệu quả sử dụng tài sản. Từ đó các nhà đầu tư hoặc chủ doanh nghiệp có thể dựa vào đó mà tính ra chỉ số và ra quyết định đầu tư tiếp không.
Chỉ số ROA như thế nào là tốt?
Chỉ số ROA thường không được coi trọng bằng chỉ số ROE. Tuy nhiên chỉ số ROA cũng là chỉ số rất quan trọng. Chỉ số ROA và ROE có mối quan hệ thông qua hệ số nợ.
Theo chuẩn quốc tế: Chỉ số ROE > 15%, được xem là một công ty đầy đủ năng lực tài chính. Còn ngược lại khi đó chỉ số ROA > 7.5% chứng tỏ doanh nghiệp này đang chưa có đủ năng lực tài chính.
Thế nhưng, không nên chỉ xét một năm rời rạc mà nên xem xét nhiều năm. Thấp nhất là 3 năm. Nếu như doanh nghiệp giữ vững chỉ số ROA >=10% và duy trì ít nhất 3 năm, thì nó được xem là doanh nghiệp tốt.
Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến xu hướng của ROA. Xu hướng ROA tăng lên chứng minh là doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả. Dĩ nhiên là doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao hơn rồi.
Tóm lại:
- Chỉ số ROA > 7.5% + ROA ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm => Doanh nghiệp tốt.
- Cần chú ý: Điều này không đúng với các lĩnh vực liên quan đến tài chính. Ví dụ như bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán…
- Các ngân hàng duy trì được chỉ số ROA > 2%, được xem là khá tốt. Bởi vì đòn bẩy của ngân hàng khá cao.
Những lưu ý về chỉ số ROA
Như đã giới thiệu ở các mục trên thì chỉ số ROA trong các lĩnh vực khác nhau là khác nhau. Trong các lĩnh vực tài chính và chứng khoán thì chỉ số ROA phải được tính chính xác. Nó đồng nghĩa với việc là các chỉ số tài chính riêng lẻ phải được tính chính xác và đúng đắn.
Nếu các nhà đầu tư muốn đưa ra quyết định chính xác thì cần tích góp cho bản thân mình những kiến thức hữu ích. Đây là chìa khóa quyết định đến sự thành công cuối cùng.
Mối liên kết giữa 2 chỉ số ROA và ROE
ROA và ROE là 2 chỉ số quan trọng trong đầu tư kinh doanh, và để có thể hiểu hết về các chỉ số này và mối liên quan giữa 2 chỉ số này.
Chỉ số ROE là gì?
ROE (Return on Equity) là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời dựa trên vốn chủ sở hữu. ROE thể hiện tỷ lệ giữa lợi nhuận với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng vốn.
Công thức tính chỉ số ROE:
ROE = (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) x 100%
Trong đó, lợi nhuận sau thuế là thu nhập, chi phí ròng và thuế của một công ty tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Vốn chủ sở hữu là phần chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả của công ty.
Ý nghĩa của chỉ số ROE
Chỉ số ROE hiển thị bằng %, thể hiện vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ hoạt động thu về bao nhiêu lợi nhuận. ROE càng cao càng thì hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao.
Mối liên hệ giữa ROA và ROE
Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn chủ sở hữu = ROE/ROA
Từ đó dễ dàng thấy được chỉ số ROA và ROE có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
ROE = ROA * Đòn bẩy tài chính = ROA * Tổng tài sản/VCSH = ROA * (1+Tổng nợ/VCSH)
Chú ý: Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn hay (Tổng nợ + vốn chủ sở hữu)
Không những thế chúng ta có thể triển khai tiếp thành hệ số dưới đây để thấy được ROE tính toán dựa trên các hệ số về biên lợi nhuận ròng, hiệu suất sử dụng tài sản, hệ số đòn bẩy tài chính.
ROE = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu) * (Doanh thu/Tổng tài sản)*(Tổng tài sản/VCSH)
Sự thay đổi của chỉ số ROE quyết định bởi nhiều yếu tố về khả năng sinh lời từ doanh thu (khả năng kiểm soát chi phí, thuế suất, lãi vay…). Khả năng sử dụng tài sản hay là tỷ lệ sử dụng nợ vay.
Chỉ số ROA là một chỉ số đơn giản nhưng lại rất phổ biến trong lĩnh vực tài chính. Bạn cần kết hợp chỉ số ROA với các chỉ số khác. Để cho mình có một cái nhìn tổng quát. Hy vọng với những kiến thức mà mình chia sẻ sẽ giúp bạn bỏ túi được những thông tin hữu ích. Đồng thời có thể dễ dàng áp dụng được công thức chỉ số ROA .