P/E là gì trong chứng khoán? Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?

Trong đầu tư chứng khoán có những thuật ngữ mà nhà đầu tư cần nắm kỹ. Điều này giúp các nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về loại cổ phiếu mà mình quan tâm. Trong đó tỷ số P/E là một trong những chỉ số cơ bản nhất trong chứng khoán. Nó có vai trò quan trọng trong đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Vậy P/E là gì trong chứng khoán? Nó có ý nghĩa như thế nào trong việc đầu tư?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về chỉ số P/E là gì. Cùng Goctaichinh.com đi tìm ý nghĩa của con số này nhé.

P/E là gì trong chứng khoán?

P/E hay PER là từ viết tắt của Price to Earning Ratio, nghĩa là tỷ số giá trên thu nhập của một cổ phiếu. Đây là một chỉ số rất quan trọng và nó có ảnh hưởng nhiều đến quyết định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư. Có thể dễ dàng nhận thấy, thụ nhập trên cổ phiếu có ảnh hưởng quyết định đến giá của cổ phiếu đó trên thị trường. Hay còn gọi là giá thị trường của một loại cổ phiếu nào đó.

Chỉ số P/E là gì trong chứng khoán?

Tỷ số giá trên thu nhập (P/E) đo lường tỷ suất đầu tư trên 1 đồng lợi nhuận. Nghĩa là nhà đầu tư muốn có được 1 đồng lợi nhuận thì cần bỏ ra P/E đồng để mua cổ phiếu. Ví dụ: Chỉ số P/E của Công ty X là 10. Như vậy bạn cần phải bỏ ra 10 đồng để nhận về 1 đồng lợi nhuận.

Công thức tính tỷ số P/E

Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price, ký hiệu là P). Và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (Earning Per Share, ký hiệu là EPS). Theo đó tỷ số P/E được tính như sau:

P/E = P/EPS

Trong đó:
P: là giá thị trường của cổ phiếu. Đây là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại.
EPS: là thu nhập của mỗi cổ phiếu. Đây là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.

Công thức tính chỉ số P/E là gì?

Ví dụ: Giá cổ phiếu trên thị trường (P) của cổ phiếu X là 150.000 đồng/cổ phiếu. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của VNM là 15.000 đồng. Khi đó tỷ số giá trên thu nhập (P/E) của cổ phiếu X được tính như sau:

P/E = P/EPS = 150.000/15.000 = 10

Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẽ phải trả 10 đồng cho 1 đồng mà X kiếm được trong 1 năm. Hay để nhận được 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu X thì nhà đầu tư phải bỏ ra 10 đồng.

Trường hợp nếu tỷ số P/E của X giảm xuống còn 8. Thì nhà đầu tư chỉ phải trả 8 đồng để nhận về 1 đồng lợi nhuận. Nghĩa là nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra một khoản tiền nhỏ hơn (8 đồng) nhưng lợi nhuận thì không đổi.

Trong trường hợp nếu lợi nhuận trên mỗi không đổi. Thì có thể hiểu tỷ số P/E chính là số năm hòa vốn.

Phân loại tỷ số P/E

Trong chứng khoán, nhà đầu tư cần phân biệt rõ 2 loại tỷ số P/E. Đó là P/E trailing và P/E forward . Tuy nhiên, khi người ta chỉ nói P/E mà không nói gì thêm. Thì tỷ số P/E lúc này thường được hiểu là trailing P/E.

P/E trailing là gì?

P/E trailing hay còn gọi là P/E tra cứu. Đây là loại P/E được tính dựa trên thu nhập của 4 quý trước đó.

Đây là chỉ số P/E phổ biến và mang tính khách quan cao. Một số nhà đầu tư thích xem xét chỉ số P/E trailing bởi vì họ cho rằng nó đáng tin cậy hơn so với ước tính lợi nhuận trong tương lai của mỗi cổ phiếu (EPS forward).

Tuy nhiên, P/E trailing cũng có một số nhược điểm. Bởi vì hiệu suất trong quá khứ của công ty có thể không báo hiệu tốt hành vi của công ty đó trong tương lai. Bên cạnh đó, nếu có một biến động lớn nào đó xảy ra. Và khiến giá của cổ phiếu có thể tăng lên hoặc giảm xuống đáng kể. Thì lúc này chỉ số P/E trailing không phản ánh rõ được những thay đổi đó.

P/E forward là gì?

P/E forward hay còn gọi là P/E kỳ vọng hay dự đoán. Đây là loại P/E được dự báo dựa trên thu nhập ước tính của 4 quý tiếp theo (EPS forward).

Mặc dù EPS kỳ vọng không đáng tin cậy bằng EPS hiện tại. Nhưng nó vẫn có ý nghĩa trong việc phân tích.

P/E forward của một công ty thường được dùng để so sánh thu nhập hiện tại với thu nhập trong tương lai của công ty đó. Nếu thu nhập trong tương lai tăng (EPS forward tăng). Thì P/E forward lúc này sẽ thấp hơn P/E hiện tại. Chỉ số này cũng có thể dùng để so sánh tương lai giữa các công ty với nhau (cùng ngành).

Có thể thấy chỉ số P/E forward có những lợi ích đáng kể nhưng song với đó chúng cũng có một số nhược điểm. Cụ thể khi báo cáo của quý tiếp theo được công bố, các công ty có thể đánh giá thấp EPS của họ để thay đổ chỉ số P/E forward.

Ví dụ: Trường hợp tỷ số giá trên thu nhập (P/E) của cổ phiếu X là 10 và được đánh giá là hợp lý. Nếu cổ phiếu X tăng trưởng 20% vào năm sau. Khi đó lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của X sẽ là 15.000 x 1.2 = 18.000 đồng. Và tỷ số giá trên thu nhập (P/E) của X sẽ là 150.000/18.000 = 8.33. Lúc này cổ phiếu X sẽ bị đánh giá thấp.

Ý nghĩa của chỉ số P/E là gì trong chứng khoán?

Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu ở hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần. Hay có thể hiểu là nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập từ cổ phiếu là bao nhiêu. Tỷ số giá trên thu nhập được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu. Bên cạnh đó hệ số này thường được các công ty công bố trên báo chí.

Chỉ số P/E trong chứng khoán

Chỉ số P/E rất có ích trong việc định giá của một cổ phiếu. Giả sử nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu X. Tuy nhiên X không được giao dịch sôi động trên thị trường. Vậy thì cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc này, ta cần nhìn vào chỉ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu X. Và sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu X.

Nếu chỉ số P/E cao, điều này có thể là sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai.

Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?

Nhưng ngược lại, cũng có khả năng thị giá cổ phiếu đã tăng quá nhanh so với tốc độ tăng của hoạt động kinh doanh, dẫn tới P tăng nhanh hơn E, đẩy tỷ lệ này lên cao. Trong trường hợp này, có thể giá cổ phiếu đã bị thổi phồng quá mức.

Chỉ số P/E chỉ có tác dụng thực sự khi chúng được xét ở cùng hoàn cảnh, điều kiện như nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng đến P/E như tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh. Và các điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước,…

Trên thực tế, khi các điều kiện kinh doanh, tài chính và điều kiện vĩ mô như nhau. Thì lúc này chỉ số P/E càng thấp càng tốt.
Ví dụ: Chỉ số P/E của cổ phiếu X là 8 và chỉ số P/E của cổ phiếu Y là 10. Thì trong các điều kiện kinh doanh, tài chính cũng như điều kiện vĩ mô là như nhau. Thì khi đó nhà đầu tư chọn mua cổ phiếu X sẽ có lợi hơn. Bởi vì để kiếm được 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu nhà đầu tư sẽ phải trả một mức giá thấp hơn so với việc mua cổ phiếu Y.

Lời kết

Trên đây Goctaichinh.com đã cung cấp những thông tin về chỉ số P/E là gì trong chứng khoán. Cũng như nó có ý nghĩa như thế nào trong việc đầu tư chứng khoán. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Chúc bạn luôn vui khỏe và thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button