Giá trị sổ sách là gì? Công thức tính giá trị sổ sách cho một cổ phiếu
Giá trị sổ sách là một thuật ngữ tài chính cơ bản. Nó được dùng để phân tích cổ phiếu và diễn giải các số liệu quan trọng. Nếu như bạn chưa hiểu rõ về giá trị sổ sách là gì?. Cách xác định sổ sách như thế nào?. Vậy thì hãy cùng mình đi tìm câu trả lời thông qua nội dung dưới đây để hiểu thêm một cách cụ thể nhé.
Giá trị sổ sách là gì?
Giá trị sổ sách hay còn gọi là Book Value, đây là giá trị của một doanh nghiệp, và được xét theo sổ sách kế toán phản ánh nhờ vào báo cáo tài chính. Giá trị sổ sách thể hiện cụ thể tổng số tiền thu được nếu toàn bộ tài sản của một công ty được thanh lý sau khi đã trừ đi các khoản nợ phải trả.
Đó cũng chính là số tiền mà bên phía các chủ nợ, cổ đông có thể nhận được khi công ty bị phá sản. Nói chung đây là chỉ số quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp, mà bất kỳ người kinh doanh nào cũng cần tìm hiểu qua.
Giá trị sổ sách của một công ty gồm những gì?
- Nguồn quỹ: Giá trị sổ sách là nguồn tiền mà công ty sử dụng mua các loại tài sản. Các tài sản này sẽ tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho công ty.
- Tài sản ròng: Giá trị sổ sách còn được xem là tài sản ròng của công ty đó. Tài sản ròng là giá trị còn lại khi lấy tổng tài sản của công ty trừ đi nghĩa vụ nợ. Trong đó nghĩa vụ nợ bao gồm nợ ngắn han và dài hạn.
Cách tính giá trị sổ sách của một cổ phiếu
Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu hay còn gọi là Book value per Share. Nó được xác định dực trên phần giá trị sổ sách tính theo một cổ phiếu đang lưu hành.
Công thức tính giá trị sổ sách:
BV (Book Value)= TỔNG TÀI SẢN (không bao gồm tài sản vô hình)- TỔNG NỢ= VỐN CHỦ SỞ HỮU- TỔNG NỢ- TÀI SẢN VÔ HÌNH.
Chỉ số P/B là gì?
Giá trị sổ sách dựa trên một cổ phiếu là biến số để chúng ta tính toán chỉ số P/B (Price to book ratio). Chỉ số P/B được hầu hết các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Chỉ số này giúp so sánh giá trị của một cổ phiếu trên thị trường so với giá trị sổ sách.
Công thức tính: P/B = Thị giá cổ phiếu/Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu = Vốn hóa cổ phiếu/Giá trị sổ sách
Ý nghĩa của chỉ số P/B
Chỉ số P/B được các nhà đầu tư áp dụng để xác định giá một cổ phiếu. P/B cao chứng tỏ kỳ vọng vào cổ phiếu đang tốt. Tuy nhiên cổ phiếu cũng có thể hiểu đang định giá ở mức cao. Giá trị P/B thấp chứng tỏ kỳ vọng vào cổ phiếu đang thấp. Thế nhưng cũng có thể cổ phiếu đó bị định giá thấp hơn giá trị thực.
- P/B > 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường đang lớn hơn giá trị sổ sách.
- P/B = 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường bằng với giá trị sổ sách.
- P/B < 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường nhỏ hơn với giá trị sổ sách.
Chỉ số P/B cao là do đâu?
Công ty sở hữu nhiều tài sản vô hình, tài sản ngắn hạn. Hoặc giá trị sổ sách của công ty đang ở mức thấp.
Một nguyên nhân của chỉ số P/B cao nữa là do công ty sử dụng nợ vay nhiều. Phải tiến hành xác định nợ do mục đích gì? tốt hay là xấu. Cũng có thể là do bổ sung vào nguồn vốn lớn hơn và mục đích kinh doanh của công ty.
Chỉ số P/B thấp là do đâu?
Do tài sản của công ty lớn. Cũng có thể là do công ty đang sử dụng ít nợ vay. Chủ yếu dùng vào nguồn vốn chủ sở hữu để tạo ra các loại tài sản.
Dù là chỉ số P/B đang thấp hay là cao, tốt hay là xấu. Chúng đều phải được đánh giá dựa vào từng yếu tố nhờ vào giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Đặc biệt là chất lượng của tài sản công ty như thế nào.
Công thức tính giá trị sổ sách
Tổng tài sản chính là các loại tài sản cố định. Điển hình như tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, tổng tài khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ròng, nhà máy và thiết bị,…. Và các loại tài sản hữu hình. Như công thức đã nói trên thì không nhắc đến tài sản vô hình.
Giá trị sổ sách = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả
Tổng các khoản nợ phải trả bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và thuế bị hoãn lại.
Giá trị sổ sách của doanh nghiệp
Giá trị sổ sách của doanh nghiệp còn được coi như một tài sản được nắm giữ bởi một thực thể kinh tế riêng biệt. Là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Hoặc là chi phí mua lại cổ phần, giá thị trường của cổ phiếu thuộc sở hữu kinh tế riêng biệt.
Giá trị sổ sách của doanh nghiệp thường được dùng trong phân tích tài chính cơ bản. Giúp chúng ta xác định xem giá trị của cổ phiếu công ty trên thị trường cao hay thấp hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu công ty.
Giá trị sổ sách có các công dụng gì?
Giá trị sổ sách được dùng trong tỷ lệ tài chính. Nó còn được coi là thước đo định giá đặt sàn cho giá cổ phiếu trong trường hợp tệ nhất xuất hiện. Khi doanh nghiệp được thanh lý thì giá trị sổ sách chính là những gì còn của chủ sau khi thanh toán mọi khoản nợ.
Không những vậy, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu được sử dụng để tạo ra được thước đo thu nhập. Lúc mà các giá trị mở và đóng đã được đối chiếu.
Giá trị sổ sách có những hạn chế gì?
- Hạn chế với giá trị sổ sách hiện nay là con số được báo cáo hàng quý hoặc hàng năm.
- Người đầu tư chỉ có thể biết được sổ sách của công ty đã thay đổi như thế nào lúc mà công ty cổ phần phát hành báo cáo tài chính.
- Giá trị sổ sách là một mục kế toán và có thể điều chỉnh. Khó có thể hiểu được và đưa ra đánh giá.
- Với rường hợp khấu hao thì cần tiến hành kiểm tra vài năm báo cáo tài chính để hiểu tác động của nó.
- Những quy định thực hành kế toán có liên quan đến khấu hao công ty. Nó sẽ bị buộc vào báo cáo giá trị cao hơn của thiết bị so với giá trị thực.
- So với nền công nghệ hiện tại thì sẽ làm cho máy móc thiệt trở nên lỗi thời. Giá trị sổ sách không nói tới tác động thực tế. Các doanh nghiệp dùng máy móc làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Hi vọng qua bài viết này sẽ mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích về giá trị sổ sách. Chỉ số P/B trong phân tích tài chính và định giá cổ phiếu. Cũng như hiểu rõ thêm về những công dụng và nhược điểm của giá trị sổ sách.