Thặng dư là gì? Giá trị và các yếu tố ảnh hưởng đến thặng dư
Nếu như bạn đã có cơ hội học qua môn nguyên lí của Mác- Lênin thì chắc hẳn đã từng nghe qua thặng dư là gì?. Không những vậy trên những bản tin thời sự, kinh tế cũng thường xuyên nhắc đến thuật ngữ này. Lúc nghe qua chắc hẳn bạn cảm thấy khó hiểu. Không biện giải được thặng dư ra sao?. Vậy thì hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.
Thặng dư là gì?
Thặng dư là khoảng tiền chênh lệch giữa khoản tiền mà hàng hóa mang đến cho chủ sở hữu trừ ra số tiền chi ra để sản xuất ra hàng hóa đó. Công thức cổ điển thể hiện giá trị thặng dư là T-H-T’. Điều đó có nghĩa là ban đầu nhà sản xuất chỉ có tiền. Rồi đem tiền đó sản xuất ra hàng hóa. Hàng hóa đó sẽ đem đi bán lấy một lượng tiền lớn hơn ban đầu.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp thuê 1 người về làm việc. 1 ngày người đó có thể làm dc 1.000.000đ. Và sang ngày thứ 2 người đó có thể làm được 1.200.000đ. Vậy phần 200.000đ kia sẽ là giá trị thặng dư nếu vẫn giữ nguyên mức giá trị lao động ở 1 ngày bình thường.
Bản chất của thặng dư là gì?
Có thể hình dung rằng các nhà tư bản đã ra sức bốc lột sức lao động cua công nhân. Từ đó tạo ra một khoảng thặng dư cho bản thân mình. Càng bóc lột được nhiều sức lao động của người lao động thì sẽ tạo ra càng nhiều giá trị thặng dư. Vì thế mà người ta thường có câu người giàu thì cứ giàu mãi, người nghèo thì cứ nghèo mãi là vậy.
Các yếu tố có ảnh hưởng đến giá trị thặng dư
Trên thực tế thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư ví dụ như là:
- Năng suất lao động: lượng sản phẩm được tạo ra trong cùng một khoảng thời gian.
- Thời gian lao động: thời gia mà người lao động dùng để tạo ra một mặt hàng nào đó.
- Cường độ lao động: tiêu hao về trí tuệ, đầu óc, sức lực lao động của con người.
Không những vậy mà còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến giá trị thặng dư như: công nghệ sản xuất, thiết bị, máy móc, trình độ, chi phí ẩn…
Ngày nay thay vì tăng cường độ lao động làm việc chân tay như lúc xưa. Các ông chủ thường sẽ đầu tư thêm các máy móc, trang thiết bị hiện đại. Đừng nên làm việc chân tay mà hãy làm việc bằng đầu óc. Có như vậy thì năng suất lao động sẽ được nâng cao. Giá trị sản phẩm đó tạo ra cao hơn so với lúc trước.
Các phương pháp tạo ra giá trị thặng dư
Có 2 phương pháp thường được áp dụng để tạo ra giá trị thặng dư. Đó là phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối.
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Đây là phương pháp kéo dài thời gian lao động thặng dư của công nhân. Trong khi năng suất lao động, thời gian lao động không hề thay đổi.
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Đây chính là phương pháp rút ngắn lại thời gian lao động tất yếu của người lao động. Nhờ vào việc hạ thấp giá trị sức lao động. Tăng thời gian lao động thặng dư lên với điều kiện ngày làm việc và cường độ làm việc không hề thay đổi.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là gì?
Giá trị thặng dư siêu ngạch chính là giá trị thặng dư được thu vào có giá trị thấp hơn so với giá trị xã hội. Nhưng lại được bán ra theo giá trị xã hội. Khi đó ta sẽ thu được một khoảng giá trị thặng dư cao hơn nhiều so với những doanh nghiệp khác.
Giá trị thặng dư siêu ngạch = Giá trị xã hội của hàng hóa – Giá trị cá biệt của hàng hóa.
Bản chất của giá trị thặng dư là gì?
Bản chất chính của giá trị thặng dư người có tư liệu sản xuất sẽ bóc lột người không có tư liệu sản xuất. Bóc lột sức lao động của họ để tạo ra nhiều giá trị thặng dư cho mình thì càng tốt. Bản chất giá trị thặng dư chính là mối quan hệ bóc lột giữa chủ và người làm thuê. Bóc lột cành nhiều thì giá trị thặng dư được tạo ra cũng cành nhiều.
Kết luận
Giá trị thặng dư là một khái niệm cơ bản và hay nhất và lĩnh vực kinh tế chính trị Mác- Lênin. Ở thời tư bản chủ nghĩa muốn tích lũy tài sản thì phải bóc lột sức lao động của con người. Mãi cho đế ngày nay thì giá trị thặng dư vẫn không bị mất đi. Mà nó chính là tiền để cho các doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng. Tăng qui mô và lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Xem thêm: