Tỷ suất lợi nhuận là gì? Công Thức và Ý nghĩa của TSLN
Với những ai đang kinh doanh thì tỷ suất lợi nhuận là một chỉ số không thể không biết. Việc nắm bắt được chỉ số này giúp ích rất nhiều trong việc tạo nên lợi nhuận ròng tốt hơn. Từ đó phát triển doanh nghiệp theo những hướng đi có lợi nhất.
Tỷ suất lợi nhuận là gì?
Tỷ suất lợi nhuận (ROS) là tỷ số giữa mức lợi nhuận nhận được với tổng số vốn cố định và vốn lưu động được sử dụng trong cùng một kỳ. Với chỉ số này thì càng cao thì biểu hiện cho việc kinh doanh tốt và đang đem lại nhiều lợi nhuận. Còn ngược lại thì biểu hiện cho việc kinh doanh ì ạch, kém phát triển hoặc đang thua lỗ.
Là một người kinh doanh thì việc nắm rõ chỉ số này là điều cần thiết trong việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó cho ra những hướng đi tốt hơn, phù hợp để cải thiện hoặc thúc đẩy kinh doanh tốt hơn.
Cách tính tỷ suất lợi nhuận hiện nay
Tùy vào thực tế mà cách tính tỷ suất lợi nhuận cũng có nhiều dạng khác nhau. Tùy vào hiện trang doanh nghiệp và mức đầu tư mà các các tính dựa trên chi phí, vốn cũng đc lập ra. Từ đó có thể đưa ra hướng đi cho vòng quay vốn lưu động tối ưu hơn.
Cách tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Việc tính ra tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để có thể hiểu được tình hình lợi nhuận thu được so với doanh thu trong cùng 1 kỳ ra sao.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)/ Tổng doanh thu * 100
Việc nắm bắt được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu sẽ giúp bạn biết được việc kinh doanh đang hoạt động ra sao. Phân tích được 1 đồng doanh thu thì được bao nhiêu đồng lời.
Ngoài ra thì việc so sánh tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp so với ngành. Sẽ giúp bạn biết được giá bán của bạn có cao hơn hoặc thấp hơn thị trường hay không. Từ đó có mức điều chỉnh để nâng cao lợi nhuận hơn.
Cách tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE)
ROE là tỷ suất lợi nhuận trên vốn và đây là một chỉ số khá quan trọng. Nó phản ánh lợi nhuận thu được và vốn bỏ ra trong cùng một kỳ.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) = Lợi nhuận thu được trong kỳ/ Số vốn bỏ ra * 100
Bạn biết đấy, nếu như chỉ số này càng cao, càng chứng tỏ tỷ lệ bỏ vốn ra càng nhiều thì càng sinh lợi nhuận tốt hơn.
Cách tính tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Với chỉ số lợi nhuận trên chi phí sẽ giúp bạn hiểu hơn về tỷ lệ chi phí và lợi nhuận thu được trong cùng một kỳ.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Tổng lợi nhuận trong kỳ/ Tổng chi phí phát sinh trong kỳ * 100
Và khi biết được, chỉ số này càng cao thì biểu hiện cho chi phí bỏ ra thấp nhưng lợi nhuận thu về lớn. Còn ngược lại sẽ là chi phí nhiều nhưng sinh ra lợi nhuận thấp. Đánh giá phi phí càng cao thì càng không hiệu quả. Hoặc sinh lời nhiều từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp.
Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận
Là một chỉ số rất quan trọng, tỷ suất lợi nhuận sẽ phản ánh chính xác và rõ ràng nhất về tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp so với các khoản về doanh thu, chi phí, và vốn. Giúp bạn nắm rõ tình hình hoạt động của các khoản chi phí, vốn bỏ ra. Từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp với tình hình và đem đến lợi nhuận.
Mặt khác thì các nhà đầu tư có thể nhìn vào và đánh giá doanh nghiệp hoạt động ra sao. Khi mà tỷ suất lợi nhuận dương thì biểu hiện hoạt động kinh doanh đang có lãi. Còn ngược lại thì đang thua lỗ. Vậy từ đó nhà đầu tư sẽ có cái nhìn chi tiết và ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn.
Nâng cao tỷ suất lợi nhuận làm thế nào?
Việc doanh thu về càng cao thì không đồng nghĩa với lợi nhuận cao. Hoặc chi phí cao sẽ giúp nâng cao doanh số hoặc lợi nhuận. Nên tỷ suất lợi nhuận là một giải pháp để đánh giá khách quan hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Bạn có thể nâng cao tỷ suất lợi nhuận bằng cách nâng cao doanh trong khi vẫn giữ chi phí thấp, hoặc là hạ thấp chi phí nếu vẫn giữ nguyên doanh thu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận hơn.
Như vậy là bài viết đã chia sẻ qua về tỷ suất lợi nhuận hiện nay. Cũng như cách giúp cho doanh nghiệp của bạn tối ưu chi phí để nâng cao lợi nhuận. Ngoài ra còn có thể dễ dàng để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn hơn.
Xem thêm: