Thanh khoản là gì? Tất tần tật về thanh khoản trong chứng khoán
Thanh khoản (Liquidity) là khái niệm được rất nhiều người quan tâm trong quan hệ tài chính. Hiểu một cách đơn giản thì nó là khả năng mua đi bán lại (trao đổi) của một tài sản. Được sử dụng nhiều trong chứng khoán và một số lĩnh vực tài chính khác.
Vậy thực chất tính thanh khoản là gì? Phân loại tài sản theo tính thanh khoản như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo những thông tin cần thiết về thanh khoản trong bài viết dưới đây.
Thanh khoản là gì?
Thanh khoản(Liquidity) là tính chất nhằm chỉ đến khả năng thanh toán của một loại tài sản nào đó được đưa ra thị trường. Mà không làm ảnh hưởng đến giá trị thị trường của sản phẩm đó.
Nói cách khác, tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi từ phương tiện đó ra hàng hóa, dịch vụ, hay phạm vi và mức độ có thể sử dụng những phương tiện đó trong việc thanh toán chi trả. Tính thanh khoản càng cao, khả năng chuyển đổi càng nhanh và ngược lại.
Ví dụ: Trong thị trường tài chính, tiền mặt được xem là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Bởi nó có thể được dùng để trao đổi/thanh toán lấy một hàng hóa, dịch vụ khác mà hầu như không làm thay đổi giá trị. Còn những tài sản khác như bất động sản, nhà xưởng,…có tính thanh khoản thấp hơn vì cần một khoản thời gian để chuyển đổi.
Phân loại tài sản theo tính thanh khoản
Trong kế toán, các loại tài sản thường được phân loại/xếp hạng theo tính thanh khoản từ cao đến thấp. Điều này giúp các doanh nghiệp sử dụng tài sản một cách hiệu quả hơn. Tài sản được xếp hạng dựa trên thanh khoản của chúng như sau:
- Tiền mặt.
- Đầu tư ngắn hạn.
- Các khoản phải thu.
- Ứng trước ngắn hạn.
- Hàng tồn kho.
Tiền mặt được xem là một loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Bởi nó giữ vai trò như một công cụ để trực tiếp thanh toán, trao đổi trong lưu thông, và tích trữ.
Trong khi đó hàng tồn kho được xếp hạng tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Vì nó cần một khoản thời gian để phân phối và tiêu thụ. Mất nhiều thời gian và qua nhiều giai đoạn để chuyển đổi thành tiền mặt.
Hiện nay, thị trường chứng khoán có nhiêu khởi sắc và ngày càng trở nên phổ biến. Vì vậy, ngoài những loại tài sản được liệt kê bên trên thì chứng khoán cũng được xem là một loại tài sản tài chính có tính thanh khoản cao.
Thanh khoản trong chứng khoán
Tính thanh khoản được nhiều người quan tâm khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Hiểu một cách đơn giản thì đây là khả năng chuyển đổi sang tiền mặt của chứng khoán. Và ngược lại, khả năng mua chứng khoán bằng tiền mặt.
Trên thực tế, chứng khoán được xem là một loại tài sản tài chính có tính thanh khoản cao. Bởi thị trường chứng khoán được hoạt động liên tục, và chứng khoán luôn có sẵn trên thị trường. Chúng được mua đi bán lại một cách dễ dàng và nhanh chóng. Thông thường giá của chứng khoán cũng khá ổn định. Đặc biệt chúng có khả năng giúp nhà đầu tư phục hồi vốn cao.
Thị trường chứng khoán luôn sôi động bởi chứng khoán có tính thanh khoản cao. Nhà đầu tư dễ dàng thực hiện nghiệp vụ mua bán, trao đổi sang tiền mặt.
Những yếu tố ảnh hưởng đến Thanh khoản của chứng khoán
Trong chứng khoán có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chúng. Tuy nhiên bài viết này chỉ nói đến hai yếu tố có độ ảnh hưởng mạnh mẻ nhất. Đó là bản thân doanh nghiệp và các chính sách quản lý và quy định của nhà nước.
Đầu tiên ta phải nói đến sức ảnh hưởng của bản thân doanh nghiệp đến tính thanh khoản của chứng khoán. Nếu một doanh nghiệp ngày càng khởi sắc, hay nói nôm na là “ăn nên làm ra” tính tính thanh khoản sẽ ngày càng cao. Ngược lại nếu tình trạng của doanh nghiệp này không tốt hoặc không ổn định thì tính thanh khoản sẽ thấp.
Tương tự, các chính sách quản lý của nhà nước luôn có sức ảnh hưởng lớn đến tính thanh khoản của chứng khoán. Nếu nhà nước đưa ra chính sách mang hướng phát triển tốt cho nền kinh tế. Thì khi đó tính thanh khoản của chúng sẽ cao. Và ngược lại thì tính thanh khoản sẽ bị giảm sút.
Chính vì thế, khi quyết định mua chứng khoán của doanh nghiệp nào nhà đầu tư cũng cần xem xét tính hình kinh doanh cũng như kinh tế thị trường cẩn thận. Để hạn chế thấp nhất rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư trước hết cần nghiên cứu rõ các tài sản có liên quan đến doanh nghiệp để phân bổ nguồn vốn cho phù hợp.
Rủi ro thanh khoản trong chứng khoán
Thị trường chứng khoán luôn mang trong mình một rủi ro nhất định. Một nhà đầu tư sở hữu rất nhiều chứng khoán mà không thể bán ra. Khi chúng rớt giá mà không thể bán để cắt lỗ. Phải chịu lỗ qua từng ngày thì đây chính là rủi ro thanh khoản trong chứng khoán. Nói nôm na khi tính thanh khoản của chứng khoán thấp thì độ rủi ro càng cao.
Các nhà đầu tư khi đầu tư vào thị trường chứng khoán luôn kỳ vọng có một mức “hời” to. Tuy nhiên, như một quy luật khi đầu tư vào cái gì có lãi càng cao thì độ rủi ro sẽ càng lớn. Do đó, khi quyết định đầu tư thì các nhà đầu tư nên tìm hiểu rõ và chọn những loại chứng khoán có tính thanh khoản cao, ổn định. Để phòng trừ rủi ro qua đó hạn chế những tổn thất kinh tế.
Mối quan hệ giữa tỷ số P/E và tính thanh khoản của chứng khoán
Tỷ số P/E (Price to Earning Ratio) là hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu. Dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu. Cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ đó.
Nhìn chung giữa tính thanh khoản của chứng khoán và tỷ số P/E có tồn tại một mối quan hệ chặt chẽ. Những cổ phiếu có tỷ số P/E cao hơn mức trung bình của thị trường sẽ được giao dịch sôi nổi. Đây là những chứng khoán có tốc độ tăng giá cao và mang lại giá trị thặng dư cao cho cổ đông thông qua việc chia tách cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu mới.
Tổng kết
Trên đây, mình đã giới thiệu đến bạn đọc tính thanh khoản là gì cũng như áp dụng vào trong chứng khoán. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin cần thiết về tính thanh khoản cho bạn. Chúc bạn luôn vui khỏe và thành công!