Vốn điều lệ là gì? Vai trò của vốn điều lệ trong doanh nghiệp

Bạn đang có nhu cầu mở doanh nghiệp nhưng còn phân vân chưa nắm rõ về vốn điều lệ, các thủ tục liên quan đến chuyển nhượng, góp vốn điều lệ của doanh nghiệp… Hiểu được điều đó, goctaichinh.com/ xin được chia sẽ cụ thể các kiến thức liên quan đến vốn điều lệ theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành.

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là thuật ngữ kinh tế theo luật doanh nghiệp mới nhất quy định là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông đóng góp hoặc cam kết sẽ đóng góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty để công bố với các thành viên hoặc cổ đông.

Góp vốn điều lệ có nghĩa là đầu tư vào công ty nếu đóng góp 100% vốn điều lệ sẽ trở thành chủ sở hữu công ty hoặc đồng sở hữu nếu trường hợp không đóng góp hoàn toàn vốn điều lệ.

vốn điều lệ và điều cần biết
Vốn điều lệ và điều cần biết

Như vậy, tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ mới là số vốn mà các thành viên, cổ đông cam kết góp hay đăng ký mua vào công ty. Nếu sau thời hạn nêu trên mà thành viên, cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết góp hay đăng ký mua. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn bằng giá trị thực góp.

Tất cả các thành viên cổ đông (bên góp vốn) và bộ phận điều hành doanh nghiệp (bên sử dụng nguồn vốn) có trách nhiệm tôn trọng và nghiêm túc thực hiện theo những điều đã nêu trong điều lệ.

Vốn điều lệ tối thiểu và tối đa

Pháp luật không có quy định về mức vốn điều lệ tối đa, hay nói cách khác là không hạn chế việc bỏ tiền góp vốn vào doanh nghiệp. Các bạn có toàn quyền quyết định mức vốn góp vào doanh nghiệp để phục vụ mục đích kinh doanh của công ty và đảm bảo việc hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Với mức vốn điều lệ tối thiểu thì tùy vào ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu mức vốn pháp định thì theo luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu, tức là kê khai mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô thực tế của doanh nghiệp mình bao nhiêu cũng được. Còn ngược lại, doanh nghiệp cần kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.

Hình thức và thời hạn góp vốn điều lệ

Các hình thức góp vốn điều lệ

Các cá nhân hay tổ chức được góp vốn điều lệ hợp pháp bằng các cách sau:

  • Đối với công ty cổ phần, góp vốn điều lệ bằng cách mua cổ phần hoặc cổ phiếu.
  • Đối với công ty TNHH hoặc công ty hợp danh góp vốn trực tiếp.

Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam và có sự thỏa thuận đồng ý về giá trị tài sản của tất cả các thành viên góp vốn.

Đối với quyền sở hữu trí tuệ gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ đối với cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp.

Thời hạn góp vốn điều lệ

  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: thời hạn góp vốn điều lệ là 90 ngày kể từ ngày được cấp GPKD
  • Đối với công ty cổ phần: Thời hạn thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua là 90 ngày kể từ ngày được cấp GPKD.

Vai trò của vốn điều lệ với doanh nghiệp

Một trong những vai trò ý nghĩa nhất của vốn điều lệ là cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên. Cổ đông trong doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông.

Bên cạnh đó, thành viên, cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Ngoài ra, vốn điều lệ còn là sự cam kết thể hiện trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên cổ đông đối với doanh nghiệp, khách hàng và đối tác.

Vốn điều lệ còn là điều kiện cần có để duy trì hoạt động. Giúp doanh nghiệp có dồi dào nguồn vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp củng cố tiềm lực và phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ.

Cuối cùng vốn điều lệ là căn cứ để xác lập địa vị pháp lí của doanh nghiệp. Đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt mục tiêu đã định ra.

Kết Luận

Vốn điều lệ là phần rất quan trọng trong việc bắt đầu thành lập một doanh nghiệp. Hiểu rõ về vốn điều lệ và các vấn đề liên quan sẽ giúp ích rất lớn trong công cuộc hình thành và tạo tiền đề cho sự phát triển về sau của doanh nghiệp. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về vốn điều lệ và tự tin nếu đang có ý định thành lập doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button